Nếu từng đi máy bay, bạn sẽ thấy quen thuộc với tiếng "ding" phát ra vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt chuyến bay.
Đôi khi đó chỉ là một tiếng chuông kéo dài trước khi biển báo thắt dây an toàn được tắt, có lúc lại thay đổi thành âm thanh 2 nhịp. Tất nhiên chúng không hề ngẫu nhiên, mà là mật mã bí mật giữa các thành viên phi hành đoàn.
Tiếng "ding" là dấu hiệu trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn. (Ảnh: Getty Images).
"Trên máy bay Airbus của chúng tôi, bạn sẽ nghe thấy tiếng
"boing" ngay sau khi cất cánh. Âm thanh này giúp phi hành đoàn biết rằng
thiết bị hạ cánh đang đóng lại. Tiếng "boing" thứ 2 thường xuất hiện
khi biển báo thắt dây an toàn được tắt", hãng Qantas Airways giải thích.
Hãng Qantas còn dùng một hồi chuông để thông báo cho phi hành đoàn khi có hành khách yêu cầu trợ giúp tại chỗ. Âm thanh gồm 2 nhịp thấp và cao là dấu hiệu cho biết phi hành đoàn đang gọi cho nhau qua hệ thống liên lạc trên máy bay. Còn 3 tiếng chuông thấp liên tiếp cho biết có cảnh báo khẩn cấp từ cơ trưởng, chẳng hạn như phía trước có thời tiết xấu.
Tuy nhiên những ý nghĩa trên chỉ áp dụng cho hãng Qantas. Không có quy tắc cố định cho những âm thanh này bởi mỗi hãng hàng không tùy chỉnh hệ thống âm thanh của mình khác nhau, phát ngôn viên Kara Evanko của hãng máy bay Airbus trả lời Huffington Post.
Hãng hàng không United Airlines là một ví dụ. Một tiếng chuông báo hiệu có hành khách gọi hỗ trợ và biển báo thắt dây an toàn được bật. Âm thanh "ding-dong" có nghĩa là phi công và tiếp viên đang gọi cho nhau qua hệ thống, người phát ngôn Jonathan Guerin cho biết.
Ý nghĩa của âm thanh này khác nhau giữa các hãng hàng không. (Ảnh: Getty Images).
Với các hãng hàng không khác, tiếng "ding" có thể cho biết rằng máy bay đã đạt độ cao 3.048m, tức là an toàn để sử dụng các thiết bị điện tử,
phi công Patrick Smith tiết lộ. Âm thanh cũng có nghĩa là máy bay sắp
hạ cánh và phi hành đoàn nên bắt đầu dọn cabin. Các âm thanh khác thường
đến từ hệ thống liên lạc nội bộ giữa phi hành đoàn và buồng lái.
Phát ngôn viên của hãng Southwest Airlines chia sẻ rằng âm thanh này như một ngôn ngữ riêng giữa phi công và tiếp viên. Họ sử dụng các âm thanh khác nhau, nhưng không giải thích rõ ý nghĩa để đảm bảo tính bảo mật. Các hành khách có thể yên tâm vì đó chỉ là sự giao tiếp giữa các thành viên phi hành đoàn.
Đôi khi đó chỉ là một tiếng chuông kéo dài trước khi biển báo thắt dây an toàn được tắt, có lúc lại thay đổi thành âm thanh 2 nhịp. Tất nhiên chúng không hề ngẫu nhiên, mà là mật mã bí mật giữa các thành viên phi hành đoàn.
Tiếng "ding" là dấu hiệu trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn. (Ảnh: Getty Images).
Hãng Qantas còn dùng một hồi chuông để thông báo cho phi hành đoàn khi có hành khách yêu cầu trợ giúp tại chỗ. Âm thanh gồm 2 nhịp thấp và cao là dấu hiệu cho biết phi hành đoàn đang gọi cho nhau qua hệ thống liên lạc trên máy bay. Còn 3 tiếng chuông thấp liên tiếp cho biết có cảnh báo khẩn cấp từ cơ trưởng, chẳng hạn như phía trước có thời tiết xấu.
Tuy nhiên những ý nghĩa trên chỉ áp dụng cho hãng Qantas. Không có quy tắc cố định cho những âm thanh này bởi mỗi hãng hàng không tùy chỉnh hệ thống âm thanh của mình khác nhau, phát ngôn viên Kara Evanko của hãng máy bay Airbus trả lời Huffington Post.
Hãng hàng không United Airlines là một ví dụ. Một tiếng chuông báo hiệu có hành khách gọi hỗ trợ và biển báo thắt dây an toàn được bật. Âm thanh "ding-dong" có nghĩa là phi công và tiếp viên đang gọi cho nhau qua hệ thống, người phát ngôn Jonathan Guerin cho biết.
Ý nghĩa của âm thanh này khác nhau giữa các hãng hàng không. (Ảnh: Getty Images).
Phát ngôn viên của hãng Southwest Airlines chia sẻ rằng âm thanh này như một ngôn ngữ riêng giữa phi công và tiếp viên. Họ sử dụng các âm thanh khác nhau, nhưng không giải thích rõ ý nghĩa để đảm bảo tính bảo mật. Các hành khách có thể yên tâm vì đó chỉ là sự giao tiếp giữa các thành viên phi hành đoàn.
Nhận xét
Đăng nhận xét