Thủy địa hóa



Thủy địa hóa là cầu nối giữ địa hóa và địa chất thủy văn. Đến nay thuật ngữ “thủy địa hóa” vẫn còn có các cách gọi khác nhau: “Thủy hóa – Hóa học thủy văn” theo Alokin O.A nhà thủy văn Xô viết với khái niệm “thủy hóa là khoa học nghiên cứu hóa học nước thiên nhiên và sự biến đổi của nó trong không gian, thời gian và trong mối quan hệ của nó với các quá trình sinh học, hóa học”. Các nhà địa hóa thường sử dụng thuật ngữ “Địa hóa nước - Geochimical water”. 


Thuật ngữ “ Thủy địa hóa” được các nhà địa hóa nổi tiếng của Liên Xô trước đây như viện sĩ Vernatski V.I. và Fersman A.E. sử dụng đầu tiên sau đó nhà ĐCTV Xô Viết Optsinnhicob A.M. phát triển và đã được các các nhà ĐCTV Liên Xô cũ, các nhà ĐCTV Việt Nam và nhiều nhà ĐCTV của các nước sử dụng. rộng rãi với khái niệm “Thủy địa hóa là lĩnh vực khoa họcnghiên cứu các quy luật phân bố, biến đổi của các nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng trong thủy quyển trong mối quan hệ tương tác với môi trường thông qua các quá trình hóa-lý, hóa- sinh và hóa học diễn ra trong suốt quá trình hình thành vỏ Trái Đất”.
Thủy địa hóa góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành vỏ Trái Đất; tăng cường các hiểu biết của con người về môi trường, khai thác và bảo vệ nó; góp phần giải thích các quá trình thành tạo các mỏ khoáng sản, nước dưới đất, nhằm khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả đồng thời ngăn ngừa các hậu quả do chúng gây ra cho các hoạt động kinh tế của con người.
Thủy địa hóa hiện nay đã hình thành và bao gồm nhiều nội dung chuyên sâu gồm:
1. Xác định nồng độ các nguyên tố, các hợp chất của chúng trong thủy quyển bằng các phương pháp phân tích khác nhau;
2. Nghiên cứu các trạng thái tồn tại của các nguyên tố hóa học trong nứơc, các cân bằng ion - phân tử - khí trong các hoàn cảnh địa hóa khác nhau ( môi trường oxy hóa - khử; kiềm - axit;
3. Nghiên cứu thành phần, nồng độ khí hòa tan, hệ số các khí trong nước;
4. Nghiên cứu thành phần đồng vị các nguyên tố trong nước;
5. Nghiên cứu các hệ số tỷ lệ của các nguyên tố và các hợp phần của chúng trong nước;
6. Nghiên cứu các điều kiện dịch chuyển của cá nguyên tố trong thủy quyển; các quá trình hóa học, hóa-lý, hóa – sinh diễn ra trong thủy quyển ;
7. Nghiên cứu đặc điểm hóa học của nước tự nhiên trong mối quan hệ với các điền kiện tự nhiên khác nhau;
8. Nghiên cứu đặc điểm hóa học của nước trong các mỏ khoáng sản phục vụ cho tìm kiếm, khai thác và bảo vệ môi trường;
 9. Nghiên cứu các nguyên nhân, các con đường, gây ô nhiễm, nhiễm mặn nước dưới đất các biện pháp bảo vệ, xử lý ô nhiễm.
 Thủy địa hóa hiện có mối quan hệ mật thiết với rất nhiều các lĩnh vực khoa học khác nhau như; hóa học, địa chất, thủy văn, toán học, vật lý, khí hậu, sinh học, và đặc biệt là địa hoá học.
Ở Việt Nam, môn học thủy địa hóa học đã được đưa vào giảng dậy chuyên ngành ĐCTV từ những năm đầu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ 20. Đến nay đã có trên 50% số lượng các tiến sĩ ĐCTV của Việt Nam đã bảo vệ các luận án tiến sĩ về lĩnh vực thủy địa hóa. Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thủy địa hóa được ở Việt Nam nhờ có sự đóng góp to lớn của PGS Nguyễn Kim Cương, cố GS.TS. Nguyễn Thượng Hùng, cố GS.TSKH. Vũ Ngọc Kỷ, TS. Võ Công Nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Kim Ngọc; GS.TSKH. Bùi Học; TS. Hồ Vương Bính* và nhiều nhà khoa học khác.

Nhận xét