Động
đất, hoạt động núi lửa, bão tố, sóng thần...đã từng xảy ra trong lịch sử và gây
ra những tổn thất to lớn về người và của. Tất cả các hiện tượng tự nhiên chứa đựng
khả năng uy hiếp cuộc sống, phá hủy tài sản và làm suy giảm chất lượng môi trường
sống được coi là những tai biến thiên nhiên.
Theo
UNESCO tai biến thiên nhiên được hiểu là khả năng xảy ra của hiện tượng có tiềm
năng phá hủy ở một vùng cụ thể trong một thời gian xác định. Các hiện tượng tự
nhiên có tiềm năng phá hủy rất đa dạng.
Căn
cứ vào nguồn gốc phát sinh, các tai biến có thể được chia ra các nhóm: 1. Tai
biến khí tượng (bão tố, lốc, vòi rồng...)
2.
Tai biến địa chất (động đất, hoạt động núi lửa, trượt đất, sóng thần...)
3.
Tai biến vũ trụ (mưa thiên thạch, va đập của tiểu hành tinh)
Như
vậy tai biến địa chất thực ra là bộ phận của tai biến thiên nhiên, được gây bởi
các hiện tượng địa chất và quá trình địa chất. Tai biến địa chất hết sức đa dạng
và xảy ra ở nhiều miền vùng trên thế giới.
Tai
biến địa chất gây ra tổn hại vô cùng to lớn. Theo thống kê của chính phủ Mỹ,
trong thế kỷ 20 riêng động đất đã cướp đi khoảng 2.000.000 sinh mạng [5] (chú ý
trích dẫn, trích dẫn theo số TLTK hay theo tên tác giả). Những tổn thất nặng nề
do tai biến gây ra đã trở thành động lực thúc đẩy các nhà khoa học, các quốc
gia và cộng đồng quốc tế đầu tư nghiên cứu tai biến.
Nhận
thức về tai biến địa chất được thể hiện qua nhiều định nghĩa và cách tiếp cận.
Trong
các định nghĩa, định nghĩa của sở địa chất Hoa Kỳ năm 1984: “Tai biến địa chất
là điều kiện địa chất hoặc hiện tượng địa chất thể hiện sự nguy hiểm hoặc tiềm
năng nguy hiểm đối với tính mạng và tài sản đang xảy ra tự nhiên (động đất, núi
lửa phun...) hoặc do con người gây ra (sụt lún mặt đất, xâm nhập mặn...)” là định
nghĩa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu tai biến địa chất.
Mục
đích của nghiên cứu tai biến địa chất là xác định được nguyên nhân và cơ chế
phát sinh, đánh giá được tai biến và mức độ rủi ro của tai biến, dự báo và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu có hiệu quả
Nhận xét
Đăng nhận xét