Đỗ
Pháp Thuận (915- 990) là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt
Nam thời Đinh - Tiền Lê và cũng là trường hợp độc đáo trong lịch sử văn học Việt
Nam. Tên tuổi, hành trạng của ngài không những được các bộ lịch sử Phật giáo Việt
Nam nhắc đến mà còn có vị trí quan trọng trong các bộ hợp tuyển Lịch sử văn học
ở nước ta.
1.
Hành trạng Thiền sư Đỗ Pháp Thuận
Về
hành trạng Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, sách Thiền uyển tập anh (禅苑集英) chép như sau:
Phiên
âm:
Ải
quận, Thứ hương, Cổ Sơn tự, Pháp Thuận thiền sư bất tri hà hứa nhân, tính Đỗ thị,
bác học công thi, phụ vương tá chi tài minh, đương
thế
chi vụ.Thiếu xuất gia, sư Long thụ phù trì thiền sư, ký đắc pháp, xuất ngữ tất
hợp phù sấm. Đương Lê triều sáng nghiệp chi thủy, vận
trù
định sách, dự hữu công yên. Cập thiên hạ thái bình, bất thụ phong thưởng. Lê Đại
Hành hoàng đế dụ trọng chi, thường bất danh hồ, vi
Đỗ
Pháp sư, ký dĩ văn hàn chi nhậm. Thiên Phúc thất niên, Tống nhân Nguyễn Giác
lai sính. Đế mệnh hướng biến phục vi tân lại, chiêm Giác cử động. Hội hữu lưỡng
nga phù ư thủy trung, Giác hý ngâm vân:
Nga
nga, lưỡng nga nga,
Ngưỡng
diện hướng thiên gia.
Sư
bả trạo ư túc chi vân:
Bạch
mao phô lục thủy
Hồng
trạo bãi thanh ba.
Giác
ư thị thán phục. Đế thường vấn sư dĩ quốc tộ đoản trường. Sư vân:
Quốc
tộ như đằng lạc
Nam
thiên lý thái bình
Vô
vi cư điện các
Xứ
xứ tức đao binh.
Hưng
Thống nhị niên, cáo chung, thọ thất thập lục. Thường tác Bồ đề hiệu sám hối văn
nhất quyển hành tại thế.
GS
Lê Mạnh Thát dịch: “Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết người đâu. Sư họ
Đỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ
Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào
cũng phù hợp với sấm ngữ.
Đang
vào lúc nhà Lê mới dựng nghiệp, trù kế hoạch, định sách lược, sư tham dự đắc lực.
Đến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành càng
thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo
văn thư giao phó cho sư.
Năm
Thiên Phúc thứ 7 (987), người Tống là Nguyễn Giác sang sứ, vua sai sư cải trang
làm kẻ lái đò để theo dõi hành động của y. Gặp khi có hai con ngỗng bơi trên
sông, Giác ngâm chơi rằng:
“Song
song ngỗng một đôi
Ngửa
mặt ngó ven trời”.
Sư
đang cầm chèo, ngâm tiếp:
“Lông
trắng phô dòng biếc
Sóng
xanh chân hồng bơi”.
Giác
do đó thán phục.
Vua
thường đem vận nước dài ngắn hỏi sư. Sư đáp:
“Vận
nước như mây quấn
Trời
Nam mở thái bình
Vô
vi trên địa các
Xứ
xứ hết đao binh”.
Năm
Hưng Thống thứ 2 (990), sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viết Bồ tát hiệu sám hối
văn 1 quyển, lưu hành ở đời.
(Lê
Mạnh Thát, Nghiên cứu về “Thiền uyển tập anh”, NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1999, tr.
261- 262).
Bản
dịch của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga trong Thiền uyển tập anh (NXB Văn học,
H. 1990, tr.180 - 181), về cơ bản không khác với bản của Lê Mạnh Thát, chỉ có một
số điểm khác, như: hương Thư, quận Ái; Lý Giác,... Đối chiếu với nguyên tác,
chúng tôi thấy phiên là hương Thừ và quận Ải thì chính xác hơn. Còn nguyên tác
viết là Nguyễn Giác chứ không phải Lý Giác. Một chi tiết tuy nhỏ nhưng ý nghĩa
lại không nhỏ, đó là chi tiết “Tống nhân Nguyễn Giác lai sính” (宋人阮觉來聘).
Cả hai bản dịch đều bỏ qua chữ “sính”(聘). Chữ “sính” ở đây có thể hiểu là thăm
hỏi, thông hiếu, một nghi lễ ngoại giao giữa hai nước có mối quan hệ hữu nghị gần
gũi,chứ không phải là việc đi sứ thông thường.
Sách
Đại Việt sử ký toàn thư, tập I (NXB Khoa học xã hội, H.1972, tr.171) không ghi
quê quán, năm sinh của Pháp Thuận. Sách Thiền uyển tập anh (bản dịch của nhóm
Ngô Đức Thọ, NXB Văn học, H.1990, tr.181), chép: “Sư qua đời năm Hưng Thống thứ
2 (990), thọ 76 tuổi...”. Theo cách tính tuổi ngày xưa (tính theo tuổi mụ) thì
Đỗ Pháp Thuận sinh năm 915.
Về
quê quán, các sách trên và sách Thơ văn Lý Trần, Tập I (NXB Khoa học xã hội,
H.1977) đều không cho chúng ta biết quê quán của Đỗ Pháp Thuận. Sách Nghiên cứu
về “Thiền uyển tập anh” của Lê Mạnh Thát (NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1999), căn cứ vào
chi tiết ở ngay câu đầu “Chùa Cổ sơn, làng Thừ, quận Ải” và dựa vào sách Đại
Nam nhất thống chí (mục tỉnh Sơn Tây) và Hồng Đức bản đồ (trong Thiên Nam tứ
chí lộ đồ thư) đã chú thích như sau:
“Đại
Nam nhất thống chí, tỉnh Sơn Tây, mục Sơn xuyên có ghi một ngọn núi tên Cổ Sơn,
và nói “nó nằm tại phía đông huyện Tam Dương, cách huyện lỵ 6 dặm”. Rồi sau đó
lại ghi thêm một ngọn khác tên Lộng Sơn và chua “tục gọi là núi Trống”. Núi này
cũng “ở phía đông của huyện tại xã Tam Lộng, trên có miếu Long Sơn thần”. Cổ
Sơn với Lộng Sơn như vậy là một. Thế thì, phải chăng chùa Cổ Sơn của Pháp Thuận
nằm tại núi này? Đó là một có thể.
“Nhưng
Hồng Đức bản đồ tr.78-79 trong Thiên nam tứ chí lộ đồ thư có ghi tên một chợ gọi
là chợ Ải, rồi chua thêm “có núi Tượng bốn
bên
như rồng bao bọc không hở”. Khảo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Thanh Hóa, mục Phố
thị, không thấy nói chợ nào tên là Ải cả. Nhưng về núi Tượng, nó viết ở quyển
16, tờ 40a rằng “núi Tượng nằm ở xã Bất Quần, phía tây huyện Quảng Xương, giữa
đồng ruộng bỗng nổi lên một ngọn núi đá. Núi nhỏ mà cao, sắc xanh mà lạ, dáng
giống như voi phục. Trạng nguyên Trịnh Huệ đời Lê dựng am đọc sách dưới chân
núi đó”. Cổ Sơn của Pháp Thuận chẳng qua là núi tượng này? Và Ải quận phải
chăng là chợ Ải đây?” (sđd, tr.512- 513 ).
Ở
đây, học giả Lê Mạnh Thát đưa ra hai phỏng đoán là quê quán Đỗ Pháp Thuận có thể
ở Sơn Tây, có thể ở Thanh Hóa. Chúng tôi cũng chưa có tư liệu nói về quê quán vị
thiền sư này. Nhưng căn cứ vào điều kiện giao thông, phương tiện đi lại thời đó
(thế kỷ X), chúng tôi cho rằng có thể quê quán Đỗ Pháp Thuận ở xã Bất Quần huyện
Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.
Về
tình hình tu tập, các nguồn thư tịch cổ cũng không ghi chép rõ. Sách Thiền uyển
tập anh chỉ cho chúng ta biết Đỗ Pháp Thuận thuộc thế hệ thứ 10 dòng Tỳ ni đa
lưu chi.
2.
Sự tin tưởng và trọng dụng của Hoàng đế Lê Đại Hành đối với Thiền sư Đỗ Pháp
Thuận
Cũng
như các vị Thiền sư Lã Định Không, La Quí An, Vạn Hạnh,...Đỗ Pháp Thuận sống và
hành đạo trong xã hội có nhiều biến động dữ dội.
Năm
930, quân Nam Hán do Lương Khắc Trinh cầm đầu đem quân xâm lược nước ta, Khúc
Thừa Mỹ (con trai Khúc Hạo, cháu Khúc Thừa Dụ) đem quân chống cự nhưng thất bại.
Nước ta bị người phương Bắc cai trị. Tháng 2 năm 931, Dương Đình Nghệ - một vị
Hào trưởng ở đất Thanh Hóa đánh chiếm thành Đại La, giết Lương Khắc Trinh, đuổi
Thứ sử Lý Tiến, giết tướng Trình Bảo, phá tan quân Nam Hán và xưng là Tiết độ sứ.
Năm 937, Kiều Công Tiễn, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giết chủ, đoạt chức
Tiết độ sứ. Năm 938, Ngô Quyền (con rể Dương Đình Nghệ) đánh tan quân Nam Hán,
giết chết tướng giặc là Hoằng Thao trên sông Bạch Đằng, mở ra kỷ nguyên độc lập
tự chủ trên đất Đại Việt.
Năm
944, Ngô Quyền mất, truyền ngôi cho con trai là Ngô Xương Ngập. Em vợ Ngô Quyền
là Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu, xưng là Bình vương. Năm 950, Ngô Xương Văn
(con trai thứ hai của Ngô Quyền) truất ngôi của Dương Tam Kha, xưng là Nam Tấn
vương và phong anh trai là Xương Ngập làm Thiên Sách vương. Năm 951, Đinh Bộ
Lĩnh nổi dậy chống lại Nam Tấn vương và Thiên Sách vương. Năm 966, thổ hào nhiều
nơi nổi lên, mỗi người hùng cứ một vùng.
Sử cũ gọi là “Loại thập nhị sứ quân”. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp được các
sứ quân, xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Năm
979, Đỗ Thích giết Đinh Tiên hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn. Vệ vương Đinh
Toàn lên ngôi, Lê Hoàn xưng Phó vương. Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp nổi lên
chống Lê Hoàn, nhưng thất bại, đều bị giết. Năm 980, vua Tống sai Hầu Nhân Bảo,
Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực chia hai đường thủy bộ sang
xâm lược nước ta. Tháng 7 năm đó, Thái hậu Dương Vân Nga trao long cổn cho Lê
Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua. Năm 981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất
do Lê Đại Hành lãnh đạo giành được thắng lợi hoàn toàn. Lê Đại Hành ban hành
các chính sách nhằm phát triển đất nước, củng cố quốc phòng, trọng dụng nhân
tài, trong đó có các nhà sư.
Để
tránh nạn can qua, Lê Đại Hành có chính sách đối ngoại rất mềm mỏng, khôn khéo
nhưng kiên quyết đối với nhà Tống. Để giúp triều đình thực hiện công việc này một
cách có hiệu quả, cần phải dùng những người có trình độ. Thời đó, những người
có trình độ học vấn và am hiểu thời cuộc có lẽ chỉ có các nhà sư và đạo sĩ.
Trong số các vị tăng sĩ đó, nhà vua đã nhận ra tài năng và phẩm chất của Đỗ
Pháp Thuận.
Chúng
ta biết rằng, thời kỳ Lê Đại hành trị vì, đất nước Đại Việt không ít cao tăng,
nhưng chúng ta chỉ thấy Thiền uyển tập anh chép: khi
triều
Lê mới sáng nghiệp, Đỗ Pháp Thuận là người có công định liệu sách lược, trù
tính kế hoạch (nguyên văn 運籌定策預有力)
mà không thấy chép tình tiết này đối với nhiều vị cao tăng cùng thời. Điều đó,
chứng tỏ, Đỗ Pháp Thuận là một vị tăng sĩ có vị trí quan trọng đối với triều
đình đương thời.
Hai
chi tiết sau đây khiến chúng ta thấy, một mặt, nhà vua rất trọng vọng, tin tưởng
ông, nhưng mặt khác, Đỗ Pháp Thuận là người có uy tín lớn đối với triều đình và
có tinh thần nhập thế triệt để. Đó là chi tiết: nhà vua thường ủy thác cho nhà
sư các công việc văn hàn và năm 986, khi Nguyễn Giác được cử sang nước ta thông
hiếu, Đỗ Pháp Thuận được nhà vua cử đóng giả làm tân lại để đón tiếp Lý Giác và
xem xét cử động của y.
Một
chi tiết nữa cũng rất quan trọng để thấy Hoàng đế Lê Đại Hành đã tin tưởng và
trọng dụng Thiền sư Đỗ Pháp Thuận như thế nào khiđược hỏi về vận nước dài ngắn
thế nào. Chúng ta biết rằng, trong cơ cấu tổ chức của một vương triều, dù có
đơn giản, gọn nhẹ đến đâu cũng có những cơ quan chuyên môn giúp việc hoàng đế với
quần thần rất đắc lực và tin cậy. Việc tìm hiểu ý kiến của các các cận thần
dâng kế sách làm cho vận nước được dài lâu là việc thường làm của các vị minh
quân. Vào thời Tiền Lê, chắc chắn Lê Đại hành đã hỏi ý kiến của các cận thần và
trong số họ chắc chắn có người đã thể hiện quan điểm. Nhưng nhà vua vẫn không
quên hỏi một vị cao tăng để biết quan điểm của tầng lớp đặc biệt này. Ngài
không hỏi ai mà chỉ hỏi Đỗ Pháp Thuận, điều đó chứng tỏ, nhà vua rất tin tưởng,
tôn trọng vị tăng sĩ này và vị tăng sĩ tài ba đó đã có vai trò rất quan trọng
trong đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước của Lê Đại Hành. Sở dĩ Đỗ
Pháp
Thuận có được sự tin tưởng và tôn trọng đó là vì ông là một nhà tu hành không
màng danh lợi, giúp dập nhà vua không phải vì vinh hoa phú quí. Sách “Thiền uyển
tập anh” cho chúng ta biết: “Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức tước của
triều đình phong thưởng” (sđd, tr.180). Đây là cách hành xử của một vị chân
quân tử theo quan điểm Nho gia, nhưng cũng là cách hành xử của các anh hùng dân
tộc Việt Nam đã được dân gian hóa, tiêu biểu như Thánh Gióng, Thạch Sanh,...
3.
Ý thức công dân trong con người Thiền sư Đỗ Pháp Thuận
Từ
xa xưa, các Nho sĩ Việt Nam có phương châm xử thế “Quốc gia hưng vong, thất phu
hữu trách”. Là một tăng sĩ có am hiểu Nho giáo,
Đỗ
Pháp Thuận chắc chắn ý thức được trách nhiệm công dân của mình trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước dưới triều Lê Đại Hành. Chính vì vậy, ngài dốc sức
cùng nhà vua trù liệu sách lược dựng nước và giữ nước cùng nhà vua. Đặc biệt,
ngài đã thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình khi được nhà vua hỏi về vận nước
dài ngắn. Quan điểm ấy được thể hiện cô đọng trong 20 từ:
Quốc
tộ như đằng lạc
Nam
thiên lý thái bình
Vô
vi cư điện các
Xứ
xứ tức đao binh
(Vận
nước như mây quấn
Trời
Nam mở thái bình
Vô
vi trên địa các
Xứ
xứ hết đao binh).
Đằng
(藤)
là một loại thực vật, thân dây leo, lạc (络)
là quấn quít vào nhau. Lê Mạnh Thát dịch là “mây quấn”. “Đăng lạc” ở đây cần được
hiểu là sự đoàn kết, gắn bó với nhau. Ý của Đỗ Pháp Thuận là muốn vận nước được
lâu dài thì phải biết đoàn kết toàn dân như loại dây leo yếu ớt, muốn sống được
phải quấn quít với nhau. Nếu làm ngược lại thì vận nước sẽ ngắn. Như vậy, quan
điểm thứ nhất của Đỗ Pháp thuận để giữ được vận nước được dài lâu là phải đoàn
kết. Quan điểm thứ hai của thiền sư là khi đất nước đã thái bình rồi thì “Vô vi
cư điện các”. Ở đây cần hiểu đúng nội hàm của khái niệm vô vi mà Đỗ Pháp Thuận
dùng. Chúng ta biết rằng, khái niệm vô vi (無为) được các nhà kinh điển
của cả hai tôn giáo dùng, đó là Lão Tử và đức Phật Thích Ca. (Còn Khổng Tử dùng
khái niệm vô vi (無違)
nghĩa là không làm gì trái với đạo lý, khi trả lời Mạnh Ý Tử trong thiên “Vi
chính”, sách Luận ngữ). Lão Tử sử dụng khái niệm vô vi (無为)
khi thể hiện tư tưởng triết học của mình trong tác phẩm “Đạo đức kinh”. Tại
chương 8, Lão Tử nói: “Chỉ không tranh chấp mới không lo lắng”, chương 37, ngài
lại nói: “Không tham dục, luôn tĩnh lặng, thiên hạ sẽ tự ngay thẳng”, tại
chương 66, Lão Tử nói rõ thêm: “Vì không tranh với ai nên thiên hạ không có kẻ
nào tranh với mình”,... Còn khái niệm vô vi ((無为) được Đỗ Pháp Thuận
dùng trong câu “Vô vi cư điện các”, theo GS Lê Mạnh Thát là thuật ngữ của Phật
giáo. Thuật ngữ “vô vi” này có nghĩa là: cẩn thận, không kiêu ngạo, là hạnh của
học sĩ, bỏ lòng dơ ân ái, không lắm bụi bậm của lục tình, không để cái ái nhỏ
như tóc tơ che dấu trong lòng mình thì các niệm lắng diệt.
Theo
chúng tôi, để hiểu đúng khái niệm “vô vi” mà Đỗ Pháp Thuận dùng khi trả lời vua
Lê Đại Hành, chúng ta cần hiểu, ngài đã dùng nội hàm của khái niệm này của Phật
và của cả Lão Tử. Ý thức công dân của Đỗ Pháp Thuận còn được thể hiện ở việc:
khi triều đình một người có tài đối đáp, Ngài đã sẵn sàng thay đổi quần áo, cải
trang làm người phục vụ ở bến đò (tân lại) với nhiệm vụ xem xét hành động của
Nguyễn Giác trong những ngày y hoạt động trên đất nước ta. Bằng tài năng đối
đáp và trí tuệ siêu việt của mình, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã khiến sứ nhà Tống
Nguyễn Giác phải phục nể và vị thế của vương triều Tiền Lê được tôn trọng.
Cho
đến nay, nhiều bộ sách lịch sử Phật giáo và lịch sử văn học Việt Nam có dành
cho Đỗ Pháp Thuận và bài “Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn” vị trí trang trọng:
sách “Thiền uyển tập anh” (thời Trần), “Thiền uyển kế đăng lục” (Phúc Điền hòa
thượng biên soạn thế kỷ XIX), “Hợp tuyển văn học Việt Nam” của nhóm Lê Quí Đôn
(1960), “Thơ văn Lý Trần” (Viện Văn học, 1977),... GS Lê Mạnh Thát cho rằng,
bài “Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn” của Đỗ Pháp Thuận và những bài kệ của
Khuông Việt thiền sư, Vạn Hạnh thiền sư ra đời vào thế kỷ X thuộc vào dòng văn
học thời sự và đó là chủ lưu của văn học Việt Nam thời kỳ đó. Tóm lại, Thiền sư
Đỗ Pháp Thuận là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử Phật giáo và lịch sử văn
học Việt Nam. Mặc dù, trong sự nghiệp truyền đăng, các sách truyền đăng lục
không ghi rõ các thế hệ truyền thừa của ngài; trong sự nghiệp trước tác, ngoài
hai câu thơ đọc khi chèo thuyền chở Nguyễn Giác trên sông và bài “Đáp quốc
vương quốc tộ chi vấn”, sách “Thiền uyển tập anh” chỉ ghi: “Sư từng soạn sách
“Bồ tát hiệu sám hối văn” một quyển lưu truyền ở đời”, ngoài ra không có bài kệ,
bài tán nào, nhưng ngài lại có vị trí đặt biệt trong lịch sử Phật giáo và lịch
sử văn học Việt Nam mà không ai có thể thay thế được. Chúng tôi nghĩ rằng, tỉnh
Thanh Hóa có thể xem xét lấy tên Đỗ Pháp Thuận đặt tên một đường phố ở thành phố
hoặc một thị xã nào đó.
Title: | Đỗ Pháp Thuận - một tăng sĩ tiêu biểu thời Tiền Lê |
Authors: | Nguyễn, Quang Khải |
Keywords: | Tôn giáo Phật giáo |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam |
Description: | Tạp chí nghiên cứu Phật học - Số 11/2016 ; 5 tr. ; TNS08372 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53588 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét