Đổ đá

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18034
Hiện tượng đổ đá thuộc vào nhóm các hiện tượng trọng lực, bởi vì nó phát triển do ảnh hưởng của trọng lực ở trên sườn dốc và mái dốc.


Nó bao gồm hiện tượng đổ đá thực thụ, sụt đá và lở đất.
Đổ đá cũng như sụt đá đều được biểu hiện ở sự dịch chuyển nhanh và đột ngột các khối đá.
Tuy vậy về quy mô và điều kiện dịch chuyển, giữa hai hiện tượng đó có sự khác nhau.
Sụt đá là hiện tượng sụt đổ, tức là tách đứt và rơi đột ngột những tảng, khối đá riêng biệt từ mái dốc của đường đào, đường nửa đào nửa đắp, bờ mỏ công trường khai thác lộ thiên, từ sườn núi dốc và dốc đứng được cấu tạo từ đá cứng hoặc tương đối cứng (nửa cứng).
Đôi khi sụt đá còn được thể hiện ở chỗ sập đổ các tảng nhọn hoặc tròn cạnh, hay các khối đá gắn kết chặt nằm giữa đất loại sét mềm, hoặc đất cát xốp.
Nơi nào mái dốc và sườn dốc cấu tạo từ đá bị vụn nát, nứt nẻ mạnh khi phong hóa sẽ đạt đến kích thước đá dăm, đá sạn hoặc nơi nào sườn dốc cấu tạo bởi đất xốp, thì ở đấy thường có lở đất đá.
Đất đá lở tạo nên các vạt gấu và nón sườn tích trọng lực ở chân sườn dốc.
Do đó, lở đất đá khác với sụt đất đá là lở được đặc trưng chỉ bằng các khối nứt kích thước không lớn, do ảnh hưởng của trạng thái vât lí nhất định của đất đá quyết định.
Đổ đá thực thụ là hiện tượng sập đổ các tảng, các khối riêng biệt, cũng như những thể tích rất lớn đá cứng và đá tương đối cứng từ các vết lộ nằm ở sườn núi cao phía trên mép mái dốc, hoặc từ phần trên rất dốc, dốc đứng của sườn núi, có kèm theo hiện tượng lăn, lật nhào và đập vỡ các tảng đá hoặc khối đá dịch chuyển đó.

Title: Đổ đá
Authors: Đỗ, Minh Đức
Keywords: Điều kiện hình thành đá đổ
Các biện pháp phòng chống
Dự báo mức độ đe dọa của hiện tượng đổ đá
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: 5 tr.
Abstract: Hiện tượng đổ đá thuộc vào nhóm các hiện tượng trọng lực, bởi vì nó phát triển do ảnh hưởng của trọng lực ở trên sườn dốc và mái dốc. Nó bao gồm hiện tượng đổ đá thực thụ, sụt đá và lở đất. Đổ đá cũng như sụt đá đều được biểu hiện ở sự dịch chuyển nhanh và đột ngột các khối đá. Tuy vậy về quy mô và điều kiện dịch chuyển, giữa hai hiện tượng đó có sự khác nhau. Sụt đá là hiện tượng sụt đổ, tức là tách đứt và rơi đột ngột những tảng, khối đá riêng biệt từ mái dốc của đường đào, đường nửa đào nửa đắp, bờ mỏ công trường khai thác lộ thiên, từ sườn núi dốc và dốc đứng được cấu tạo từ đá cứng hoặc tương đối cứng (nửa cứng). Đôi khi sụt đá còn được thể hiện ở chỗ sập đổ các tảng nhọn hoặc tròn cạnh, hay các khối đá gắn kết chặt nằm giữa đất loại sét mềm, hoặc đất cát xốp. Nơi nào mái dốc và sườn dốc cấu tạo từ đá bị vụn nát, nứt nẻ mạnh khi phong hóa sẽ đạt đến kích thước đá dăm, đá sạn hoặc nơi nào sườn dốc cấu tạo bởi đất xốp, thì ở đấy thường có lở đất đá. Đất đá lở tạo nên các vạt gấu và nón sườn tích trọng lực ở chân sườn dốc. Do đó, lở đất đá khác với sụt đất đá là lở được đặc trưng chỉ bằng các khối nứt kích thước không lớn, do ảnh hưởng của trạng thái vât lí nhất định của đất đá quyết định. Đổ đá thực thụ là hiện tượng sập đổ các tảng, các khối riêng biệt, cũng như những thể tích rất lớn đá cứng và đá tương đối cứng từ các vết lộ nằm ở sườn núi cao phía trên mép mái dốc, hoặc từ phần trên rất dốc, dốc đứng của sườn núi, có kèm theo hiện tượng lăn, lật nhào và đập vỡ các tảng đá hoặc khối đá dịch chuyển đó.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18034
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Nhận xét