http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53792
Chúng ta có thể dùng tâm kích động các làn sóng não và có thể dần dần biến đổi hệ thống sóng não một cách toàn diện (rewire our whole brain)
Chúng ta có thể dùng tâm kích động các làn sóng não và có thể dần dần biến đổi hệ thống sóng não một cách toàn diện (rewire our whole brain)
Dùng Tâm thay đổi não và dùng não để thay đổi Tâm
prefrontal_cortex Dựa trên giả định
các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho
biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn và ‘nặn hình’ (sculpt) tế
bào não bộ. Nhiều thử nghiệm đã chứng tỏ là Tâm có thể thay đổi cấu trúc
não bộ, thí dụ như các tài xế taxi ở Luân Đôn, vì phải nhớ các đường xá
như mắc cưỡi, khiến phần Hippocampus, phần chứa ký ức hình ảnh, tăng
trưởng vì phần này phải làm việc nhiều. Một số các nhạc sĩ piano được
yêu cầu thực tập những bài mà họ chưa biết nửa tiếng một ngày, trong
vòng 10 tuần lễ, những phần não trách nhiệm về cử động các ngón tay cũng
lớn ra. Khi quý vị vui vẻ, sung sướng thì phần bên trái của PFC
(Prefrontal Cortex) hoạt động nhiều hơn, khi buồn bã và lo lắng, phần
bên phải của PFC lại tăng gia hoạt động.
Các thông tin do sóng não chuyển đi
trong đầu sẽ ảnh hưởng cấu trúc của não. Do đó nếu chúng ta biết cách
thức hoạt động của não, chúng ta sẽ tự chỉ đạo để làm thay đổi các sóng
não truyền đạt thông tin và làm sinh sản các tế bào khiến não tốt hơn
(Self-directed neuroplasticity). Chúng ta có thể dùng tâm kích động các
làn sóng não và có thể dần dần biến đổi hệ thống sóng não một cách toàn
diện (rewire our whole brain)
Câu chuyện trái tim và khối óc
Thông thường chúng ta cho trái Tim là
nơi phát khởi tình cảm, tương phản với khối óc tượng trưng cho lý trí.
Chúng ta vẽ vời bao nhiêu nét lãng mạn cho trái tim, cho tình yêu giây
phút thành thiên thu. Khi còn trẻ và khi thất tình, chúng ta vẽ một mũi
tên xuyên qua trái tim với hàng chú thích “hận tình đen bạc” …vân vân.
Chúng ta còn tuyên bố những câu như “con tim có những lý lẽ mà lý trí
không bao giờ hiểu được.” Tình cảm và tình yêu là độc quyền của con tim
và khối óc khô khan không ăn nhằm gì tới tình cảm. Để diễn tả con người
toàn vẹn ‘thuận tình hợp lý’, Tây phương cũng có một thành ngữ “hearts
and minds”, không những ‘khẩu phục’ mà còn tâm phục’.
Nhưng đó là lúc khoa học não bộ còn
non yếu (chỉ mới chừng 1 hay 2 thế kỷ), và khi khoa sinh học có những
máy nội soi thân thể và nhất là từ khi có các máy chụp não bộ bằng
computer như fMRI, CT Scan, kiến thức về não bộ trong vòng 30 năm trở
lại đây đã tăng gấp đôi. Vai trò của tim trong sinh học càng ngày càng
xuống cấp và các bác sĩ ngày nay chỉ còn xem ‘tim’ chỉ là một bắp thịt
bơm máu, chuyển oxy nuôi cơ thể và não bộ, không hơn không kém. Từ vị
thế tượng trưng cho thế giới tình yêu, tim càng ngày càng bị ‘coi
thường’. Và hiện nay các chuyên viên pháp y chỉ ký giấy chứng nhận cho
một người chánh thức từ giã cõi đời, không phải khi tim ngừng đập, mà
khi não ‘chết’. Tim có thể vẽ một một mũi tên xuyên qua ‘trái tim’ với
chú thích ‘hận não đen bạc’, không có tim bơm máu thì não không sống
được hay một người sẽ bị đột tử ngay tức khắc, nhưng khoa học là khoa
học, chấm hết!
Nhưng làm sao hận não được! Nhờ não mà
chúng ta có văn hóa, văn minh, khoa học, triết lý và nhất là tình yêu.
Não nuôi dưỡng tình cảm gia đình nhờ hóa chất oxytocine, não sáng tác
những tấu khúc symphony, não chế tạo phi thuyền không gian (và cả hai
trái bom nguyên tử bỏ xuống Nagasaki và Hiroshima!), Não sáng tác những
bài tình ca tuyệt hảo của Trịnh Công Sơn và chính TCS cũng thú nhận là
‘con tim mù lòa’. Mượn tựa một cuốn phim, chúng ta quen ‘Romancing the
stone’, vẽ vời những chuyện mà tim không thể làm, nhưng khoa học hiện
nay phủ nhận tất cả những huyễn tượng mà chúng ta có về tim và xác quyết
là tim chỉ là một bắp thịt bơm máu nuôi cơ thể! Hận tình đen bạc!
Phần liên hệ với lý trí trong não là
phần Pre Frontal Cortex (PFC) và phần phát sinh tình cảm thuộc phần
Limbic (hay còn gọi là sub-cortical). Từ thời đại đồ đá cũ và đồ đá mới
đến thời con người hiện đại (Modern Man), trọng lượng não tăng gấp ba
lần, phát triển khi con người sống thành đoàn thể, nuôi gia đình, con
cái để hoàn thành hệ thống chức năng tình cảm xã hội Attaching. Hai chức
năng kia là Fight and Flight (Đánh hay chạy) với thú dữ và các bộ tộc
thù nghịch khác và chức năng thứ hai là đi tìm phần thưởng
…(Approaching) củ cà rốt (thức ăn, người phối ngẫu, sex, nghỉ ngơi,
dưỡng sức.) Không có phần này trong khối óc, không có tình yêu, không có
tình gia đình, nghĩa là trong canh bạc sinh học, trái tim thua trắng
túi! Hận não đen bạc! Nhưng khoa học là khoa học.
Chân dung não bộ
(Các phần này có thể đã được nhắc qua
trong quyển Thiền Chánh Niệm (TCN) ở đây tôi chỉ sơ lược phần nào liên
hệ với hoạt động của Thiền Chánh Niệm. Nhưng cam đoan với độc giả là câu
chuyện não hấp dẫn không kém gì chuyện kiếm hiệp của Kim Dung!)
Não chỉ nặng khoảng một ký rưỡi, nhìn
từ bên ngoài giống như một bông cải, các mô phần lớn giống như đậu hủ,
có chừng 1.1 ức (Trillion), trong đó có 100 tỷ tế bào não. Trung bình
mỗi tế bào não ‘bắn nhau’ (fire) để truyền đạt thông tin qua các làn
sóng não hay các hóa chất (neuro-transmitters), xuyên qua các phần ở gần
đuôi tế bào gọi là synapse (mỗi lần bắn gọi là một synapse). Phối hợp
tổng số bắn nhau giữa các synapses là 10 lũy thừa một triệu con số không
(trong TCH tôi viết lầm là 6 số không), ngoài khả năng khái niệm hóa
của chúng ta.
Khi bị bắn, một synapse trong tế bào
não nhận được một tín hiệu qua sự bùng vỡ của các neurotransmitters. Tùy
tín hiệu này tế bào đó sẽ quyết định có nên bắn ‘trả lời’ hay không.
Trung bình một tế bào ‘bắn’ từ 5 đến
50 lần trong một giây. Đó là thời gian đủ để quý vị đọc một đoạn nhỏ
trong bài viết này. Các nhà khoa học não bộ định nghĩa Các hoạt động
của não là Tâm (cộng thêm với một vài yếu tố khác như đặc tính cá nhân,
hy vọng, ước mơ sẽ được đề cập sau)
Các tế bào não trao đổi thông tin với
nhau có thể kết hợp thành những dòng điện sóng não lâu dài, tăng cường
sức mạnh của các tế bào liên kết và có thể thay đổi những hoạt động của
Tâm. Đây là một giả định chính cho việc thực tập Let In.
Não và Tâm hoạt động như một tổng thể
duy nhất, như hai mặt của một đồng tiền: không có não thì cũng không có
tâm, tâm và não không thể hiện hữu biệt lập mà là một mối liên hệ hữu
cơ, tương tức tương hiện. Có thì cả hai đều có, không thì cả hai đều
không, một câu mà quý vị đã nghe nhiều lần trong thuyết duyên khởi.
Não liên hệ mật thiết với các hệ thống
khác của cơ thể , điều hướng thì đúng hơn (Regulate) và thân thể sau đó
liên hệ và đối ứng với thế giới bên ngoài, và ngược lại thế giới bên
ngoài cũng đối ứng với cơ thể và góp phần trong việc hình thành tâm.
Theo một nghĩa rộng, Tâm hình thành nhờ não và thế giới tự nhiên bên
ngoài. Cứ tưởng tượng có hai bé sinh đôi và cho hai gia đình làm con
nuôi, một ở Phi châu, một ở Bắc Mỹ, thì ‘Tâm’ của hai cháu này khác nhau
tới mức nào! Hay tưởng tượng có một bi kịch khác, từ lúc lọt lòng một
đứa bé được nuôi dưỡng ở một nơi biệt lập với con người, cháu bé này có
thể không có một Tâm như các cháu được nuôi dưỡng bình thường khác!
Chúng ta thường nghĩ là ý tưởng, lập trường, nguyên tắc đạo đức… là của
chúng ta, thực ra những ý tưởng này chúng ta đã tập nhiểm từ Thánh Hiền,
không phải của chính chúng ta. Nếu là Phật tử thì bao nhiêu điều chúng
ta đã học được từ kinh, luận và gương của các Tổ và Bồ Tát? Văn hóa là
một phần quan trọng mà người Tây phương gọi là phần (nurture), trái với
phần bẩm sinh (nature).
Trong quá trình tiến hóa, khi các sinh
vật tiến đến một mức nào đó, não sẽ thành hình để kiểm soát cử động và
đóng vai trò một trung tâm điều hướng cho toàn bộ các hệ thống trong cơ
thể. Bằng chứng cho thấy là những loài có vú và chim, vì có nhu cầu sống
hợp đoàn, tuyển lựa bạn đôi lứa và nuôi nấng con cái, có trọng lượng
não bộ lớn hơn các loài khác, như loài bò sát và cá. Trọng lượng não của
con người lớn hơn gấp ba lần để não có thể đáp ứng nhu cầu này. Não và
tâm dựa vào nhau mà hiện hữu như một hệ thống duy nhất. Cái này hiện hữu
vì cái kia hiện hữu. Không phải một mà cũng không phải hai. Nói theo
ngôn ngữ đại chúng, tuy một mà hai, tuy hai mà một. Người nào còn tin
thuyết Sáng thế có thể kết tội tôi là quá ‘duy vật’, nhưng khoa học là
khoa học, chẳng duy vật mà cũng không phải duy tâm. Nói một cách khác
tâm giác ngộ hiện diện trong một não giác ngộ. Biết được cơ sở vận hành
của não, chúng ta có thể tìm ra một lộ đồ giác ngộ (Awakening path) cho
cả hai, Tâm và Não.
Đây là một giả định khoa học có chứng
nghiệm, tuy nhiên trong tinh thần khoa học, chúng ta cũng phải giữ một
mối hoài nghi lành mạnh như trong bất cứ một giả định khoa học nào khác.
Trong vòng 20 năm qua, có lẽ chúng ta học được nhiều về não bộ hơn bất cứ một thời kỳ nào khác trong lịch sử (Alan Leshner)
Cũng giống như kính hiển vi đã cách
mạng hóa khoa sinh học, trong vài thập niên qua các dụng cụ rà soát sóng
não như fMRI đã đưa đến một sự hiểu biết vượt bực về não và tâm, Và do
đó các nhiều phương cách giúp nhiều người có một đời sống hạnh phúc hơn,
trong đó có Thiền Chánh Niệm.
Đồng thời phong trào tìm hiểu về các
phương pháp nội tĩnh Đông phương cũng tăng gia đáng kể. Nếu các Thiền
giả và các truyền thống nội tĩnh khác đã giúp các hiền giả trong lịch sử
đạt được Tâm An Bình dù họ không cần các máy rà soát não như fMRI, chắc
hẳn chúng ta có thể học được nhiều từ họ. Trong các phòng triển lãm,
Đức Phật ngồi khoan thai, mỉm nụ cười tự tại cho thấy mức độ an tĩnh nội
tâm của Ngài. Không phải chỉ có Phật giáo, các truyền thống tâm linh
như Minh Triết Hy Lạp và Nho giáo cũng có những triết gia bình tĩnh cầm
chén thuốc độc chờ đợi bị lên án tử. Truyền thống nho gia Việt nam cũng
có những nhà nho Thung Dung Tựu Nghĩa, cầm chén thuốc độc kết liễu đời
mình, nếu không có sức mạnh tâm linh, không thể nào làm nổi. Và những
nhân vật này có thể dạy chúng ta những phương pháp hữu ích để đạt đến
mức độ tâm linh an tĩnh tuyệt đối như thế. Các nhà tâm lý trị liệu, khoa
học gia, nhất là khoa học não bộ, sau khi nghiên cứu các phương pháp
tâm linh, đã thấy Phật giáo là một truyền thống gần gũi nhất vì hai lý
do: Một là không chấp nhận lòng tin mù quáng, hai là không chấp nhận một
‘đấng tạo hóa’ như trong các tôn giáo độc thần. Các nhà khoa học trong
vòng 30 năm qua đã đồng ý chọn phương pháp Thiền quán của Phật giáo làm
‘đối tác’ nghiên cứu. Nói như một câu thơ của Trụ Vũ, đâu phải sự tình
cờ mà các nhà Khoa học chọn Phật Giáo làm mẫu mực thực hành nội tĩnh
(contemplative practice).
Rick Hanson đã dùng nơi giao lưu giữa
ba hệ thống là Khoa học não bộ, tâm lý hiện đại và Thiền Quán niệm của
Phật giáo để nghiên cứu và đã đưa ra những mối tương đồng giữa 3 truyền
thống. Và nhất là cho những người còn phải sống trong đời thường, không
phải các nhà sư thực tập miên mật nhiều năm trong các thâm sơn cùng
cốc, hay trong các khóa tu dài hạn (Retreat), con đường giác ngộ. Giác
ngộ nghĩa là theo Tứ diệu đế và Bát chánh đạo, vàng ròng nguyên chất của
Phật giáo (dứt bỏ tham, sân, si, ngã chấp và những nguyên nhân gây Khổ
khác ) và đạt tới hạnh phúc tuyệt đối, tâm không bị lay chuyển, không
bị tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Như một ngọn núi sừng sững
không lay động vì gió.
Trong quá trình tiến hóa, não bộ qua
hệ thống Sympathetic system đã làm chúng ta căng thẳng. Nếu não là một
nguyên nhân làm chúng ta khổ, thì chúng ta có thể chuyển hóa não để làm
chúng ta hết khổ. Trong khi mối liên hệ giữa Tâm và Não là một câu hỏi
khoa học còn sót lại, chưa có câu giải đáp cuối cùng, BS Rick Hanson tin
rằng nếu chúng ta dùng phương pháp tự điều khiển và khích động (self
directed neuro plasticity) các làn sóng não để làm não tốt hơn và do đó
làm tâm tốt hơn. Chúng ta có thể chuyển hóa thân-tâm của mình để có một
đời sống hạnh phúc hơn, từ ái hơn và thấy được ánh sáng bên trong tâm và
não của chúng ta.
Có những giả định khoa học cần một
thời gian được chừng nghiệm, như lý thuyết về vũ trụ của Copernicus được
hầu hết mọi người chấp nhận là trái đất quay chung quanh mặt trời,
nhưng ít ai biết tại sao và như thế nào. Đến chừng 150 năm sau, Issac
Newton phát hiện ra thuyết trọng lực và bắt đầu giải thích tại sao trái
đất quay quanh mặt trời. Phải đợi hơn 200 năm nữa sau Newton, Einstein
bổ túc thêm vào thuyết trọng lực của Newton bằng thuyết tương đối tổng
quát (general relativity) vào góp phần vào giải thích về thái dương hệ
của Newton.
Biết đâu phải đợi vài trăm năm nữa
chúng ta mới có lời giải thích xác thực về mối liên hệ thân-tâm. Hiện
nay chúng ta đành phải bắt đầu bằng giả định của các nhà khoa học não
bộ: Tâm là hoạt động của các tế bào não bộ.
Nhận xét
Đăng nhận xét