Địa
chấn học là một lĩnh vực quan trọng của địa vật lý, là khoa học nghiên cứu về động
đất và sự lan truyền sóng địa chấn (Seismic waves) trong Trái Đất hoặc hành
tinh tương tự khác. Thuật ngữ Seismology có nguồn từ tiếng Hy Lạp σεισμός (động
đất) và -λογία (nghiên cứu).
Địa
chấn học là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá trình phát sinh, lan truyền và
ghi nhận các sóng địa chấn trong Trái Đất.
Sóng
địa chấn là các rung động đàn hồi tỏa ra từ các nguồn sinh ra do sự mất cân bằng
ứng suất đột ngột trong môi trường đất-đá. Nguồn sinh ra sóng địa chấn có thể
có nguồn gốc tự nhiên (động đất, v.v…) hoặc nhân tạo (ví dụ nổ hạt nhân).
Bản
ghi sự biến đổi dao động nền theo thời gian được gọi là băng địa chấn. Băng địa
chấn cung cấp dữ liệu cơ bản mà các nhà địa chấn sử dụng để nghiên cứu sóng đàn
hồi và quá trình lan truyền của chúng trong Trái Đất.
Các
quan trắc và mô phỏng định lượng dao động nền và các sóng địa chấn giúp chúng
ta từng bước xác định được bản chất của động đất, cấu trúc và đặc tính vật lý của
Trái Đất, cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm mà động đất có thể gây ra cho
các vùng, miền, lãnh thổ; nhằm phục vụ quy hoạch và thiết kế các công trình chịu
động đất.
Ở
Việt Nam, trạm quan trắc địa chấn đầu tiên được người Pháp xây dựng năm 1924 tại
Phù Liễn (Hải Phòng). Nhưng nghiên cứu địa chấn ở nước ta chỉ thực sự bắt đầu từ
năm Vật lý địa cầu quốc tế 1957-1958. Hoạt động này từ đó cho đến nay chủ yếu tập
trung vào việc quan trắc, đánh giá nguyên nhân, điều kiện phát sinh, quy luật
hoạt động và độ nguy hiểm động đất.
Nhận xét
Đăng nhận xét