Bạn
có biết nguy cơ mắc chứng đuối nước có thể xuất hiện ngay cả khi đã rời bể bơi
hay không?
Bài
viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên và cung cấp thông tin về
"chết đuối cạn" – một trong những tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng
cần đặc biệt chú ý khi mùa bơi lội đến.
Vậy
"chết đuối cạn" là gì?
"Chết
đuối cạn" là tình trạng bệnh lý hiếm, thường gặp phải ở trẻ nhỏ nhiều hơn
nhưng cũng có thể xảy ra cả ở người lớn.
"Chết
đuối cạn" xảy ra do khi đi bơi, chúng ta hít phải nước. Lúc này, nước tuy
không tràn đến phổi nhưng sẽ làm cho dây thanh âm bị co thắt lại, chèn ép đường
thở. Một trường hợp tương tự như vậy chính là "chết đuối thứ cấp",
chúng xảy ra khi nước tràn vào phổi. Một lượng nước nhỏ lúc này cũng khiến phổi
kích thích tiết dịch và dẫn đến tình trạng phù phổi.
Cả
hai tình trạng trên đều xảy ra sau khi bạn đã rời bể bơi. Tuy nhiên, "chết
đuối cạn" có thể xảy ra ngay sau khi bạn gặp phải các sự cố dưới nước. Còn
"chết đuối thứ cấp" thường xảy ra sau khi bơi trong vòng từ 1 - 24 giờ.
Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, chúng sẽ khiến nạn nhân không thể thở
được và gây tổn thương đến não bộ.
Triệu
chứng của tình trạng "chết đuối cạn"
Sau
khi bơi, cả hai tình trạng đuối nước trên đều có chung những triệu chứng sau:
Ho.
Tức ngực.
Khó thở kéo dài.
Mệt mỏi.
Cách
phòng tránh và xử lí khi nghi ngờ mắc chứng "chết đuối cạn"
Học bơi bài bản để rèn luyện phản ứng trong
môi trường nước.
Trẻ nhỏ đi bơi cần có sự giám sát chặt chẽ
của phụ huynh hoặc giáo viên.
Khi không may nuốt hoặc bị sặc nước cần lên
bờ để tìm biện pháp xử lí, tránh để nước tràn vào phổi gây nguy hiểm.
Sau khi bơi về, nếu thấy bất kì biểu hiện
nào như trên cần theo dõi và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để
khám chữa kịp thời.
Nhận xét
Đăng nhận xét