Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non
trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ.
Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là
sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy,
trong đó các dân tộc Thái, H’mông, Dao có thể xem là những đại diện tiêu biểu,
góp phần quan trọng hơn cả trong việc hình thành văn hóa của khu vực.
Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phai dẫn
nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc
cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’Mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi
(khèn, sáo…) và những điệu múa xòe…
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt
Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu
vùng của Bắc Bộ Việt Nam, bao gồm các tỉnh: Mường Lay, Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Sơn La, Yên Báí
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi
cao chạy theo hướng Tây BắcĐông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180
km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m,
Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là
"sừng trời" (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng
Tây Bắc.
Hoạt động kinh tế của Tây Bắc chủ yếu là nông nghiệp mà cụ
thể là trồng lúa nước ở vùng thung lũng, ruộng bậc thang ven sườn núi, các loại
cây như ngô, sắn, đậu tương ở nương, rẫy,…
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng
con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt
là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây
khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi
làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa
văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.
Đặc điểm cư trú nổi bật của đồng bào Thái là dọc các
thung lũng vùng thấp, nơi có nhiều sông suối ao hồ, chính vì thế mà các nhà dân
tộc học xếp dân tộc Thái là những cư dân đại diện cho nền văn minh thung lũng
(Valley culture). Trên thực tế, đồng bào Thái ở vùng nào cũng tỏ ra vừa giỏi
chài lưới ngoài sông ngoài suối, lại rất thạo việc đánh bắt trong ruộng trong đồng.
Nhờ vậy, bữa ăn hàng ngày của bà con được tăng cường nguồn dinh dưỡng một cách
đáng kể, do chính các hoạt động sông nước đem lại.
Nguồn sống chính của đồng bào H’Mông là làm nương rẫy du
canh, trồng ngô, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang. Cây lương thực
chính là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải
và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa,
chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt
trong rừng là việc của đàn ông.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Văn hóa Thái và xu
hướng phát triển văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc” của tác giả Trần Bình tại đường
link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24358
Nhận xét
Đăng nhận xét