Chính
sách cấm đạo của triều Nguyễn đã để lại những hậu quả nặng nề đối với xã hội Việt
Nam thế kỷ XIX.
Nguyên
nhân chủ yếu của nó, xét về mặt văn hoá - chính trị và tôn giáo là do:
1)
Sự khác biệt giữa Công giáo và Nho giáo;
2) Những bất đồng của Nguyễn Ánh với Công giáo
trong “vấn đề nghi lễ”;
3)
Sự xung khắc của Minh Mạng với tôn giáo này cũng ở “vấn đề nghi lễ”.
Có
thể nói, chính sách cấm đạo của triều Nguyễn là một sai lầm khó tránh khỏi, bởi
nó khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các tín đồ Công giáo với những người ngoài đạo.
Chính
sách cấm đạo của triều Nguyễn đã để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội Việt Nam
thế kỷ XIX, làm cho quan hệ giữa người công giáo và cộng đồng Việt Nam còn lại
thêm xa cách và là một trong những nguyên cớ để Pháp xâm lược nước ta.
Nguyên
nhân của chính sách này rất đa dạng, trong đó phải kể tới những căn nguyên
chính trị-xã hội, tức mối quan hệ giữa sự truyền giáo với chủ nghĩa thực dân,
cũng như sự can dự của các thừa sai và giáo dân với các biến cố chính trị chống
lại triều đình. Quan hệ của các thừa sai với Lê Văn Duyệt, vị quan có xung khắc
với Minh Mạng hay sự liên hệ của Marchand (Cố Du) với cuộc khởi nghĩa của Lê
Văn Khôi là những ví dụ. Ngoài ra ta cũng cần phải kể tới những nguyên nhân từ
phía Giáo hội Công giáo khi đó không hoà nhập với văn hoá bản địa, coi Nho, Phật
và Lão giáo như những tà thuyết.
Sự
chế ước của những lý do chính trị-xã hội trên đối với chính sách cấm đạo của
Minh Mạng là điều hiển nhiên. Cấm đạo được coi là một biện pháp đảm bảo an ninh
và chủ quyền đất nước. Nhưng thật phiến diện nếu ta không tính đến những lý do
văn hoá-chính trị và văn hoá-tôn giáo trong chính sách cấm đạo của các vua triều
Nguyễn, điều mà tới nay giới nghiên cứu còn ít quan tâm. Tuy nhiên, vạch ra những
lý do văn hoá-chính trị và tôn giáo trong chính sách cấm đạo của các vua triều
Nguyễn nói riêng, xung đột văn hoá-tư tưởng Đông-Tây do việc truyền bá Công
giáo nói chung, là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều nghiên cứu công phu. Bài viết
này là khảo cứu bước đầu lý do văn hoá-chính trị và văn hoá-tôn giáo trong
chính sách cấm đạo của Minh Mạng.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Vấn đề nghi lễ"
và chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Quang Hưng tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23957
Nhận xét
Đăng nhận xét