Trần
Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883 – 1953) là một học
giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt
Nam, bút hiệu Lệ Thần (遺臣), thủ tướng của chính
phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm
đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt
Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo...
Trần
Trọng Kim, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông Bùi Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.
Ông có một người con gái duy nhất là Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng
lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham
gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Trần
Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào
năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900,
ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và đến tốt nghiệp năm 1903.
Năm
1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học
trường Thương mại ở Lyon. Năm 1906, nhân có Hội chợ đấu xảo tại Marseille Pháp,
ông xin làm một chân thợ khảm để được đi với Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) sang dự.
Sau
hội chợ, ông xin ở lại để học thêm tại các trường ở Ardèche, Lyon rồi tiếp tục
học ở Trường thuộc địa. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp
ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước.
Ông
lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam
Sư phạm. Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ
trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như:
Thanh tra Tiểu học (1921)
Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học
(1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931
Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội
(1939)
Từ
thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch
sử. Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Phó trưởng ban Ban
Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức, Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trưởng ban
nghiên cứu Phật học của Hội Bắc kỳ Phật giáo.
Năm
1943, Một năm sau khi ông về hưu, Nhật Bản kéo vào Đông Dương và người Nhật lấy
cớ "giúp các ông tránh sự bắt bớ của Pháp" đưa ông và chí sĩ Cử nhân
Dương Bá Trạc (1884-1944) bí mật sang Chiêu Nam (Singapore). Năm 1945, ông được
quân đội Nhật đưa về nước.
…….
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn “Tư tưởng của Trần Trọng Kim về luân lý, đạo
đức” của tác giả Lê Thị Hồng Thoan tại
đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19795
Đề
tài đã tập trung làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng
luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Hệ thống hóa và phân tích những quan niệm
cơ bản trong tư tưởng luân lý, đạo đức ấy để từ đó đi đến đánh giá những giá trị
và hạn chế của các tư tưởng đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét