Nữ
vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar (ana trong tiếng Chăm
Eđê, Jrai là giống Cái) hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana)
là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái
Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo.
Bà
có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn
trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong
đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng
cho tới ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih
- nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Yang
Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có
nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là
ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực
nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành
phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.
Tên
gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc
này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền
này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi
Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có
hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Tháp
Bà Pô Nagar ở TP Nha Trang, một trung tâm thờ tự quan trọng nhất của người Việt
ở Khánh Hòa, là một quần thể những đền tháp thờ nữ thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của
người Chăm xưa. Nhưng từ giữa TK XVII đến nay đã được Việt hóa và trở thành nơi
thờ tự Thiên Y A Na thánh mẫu. Điều này được phản ánh thông qua truyền thuyết về
Thiên Y A Na thánh mẫu. Có thể truyền thuyết này được sáng tạo dựa trên môtip
truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh của người Việt ở Bắc Bộ. Bên cạnh đó, người Việt
đã đổi tên các vị thần, tên tháp trong quần thể kiến trúc của người Chăm theo
quan niệm của mình. Đó là tháp ông bà tiều phu, cha mẹ nuôi của bà ở phía đông
nam. Tháp thờ chồng bà, tức chàng trai Bắc Hải. Tháp trung tâm thờ nữ thần mẹ xứ
sở Pô Inư Nưgar thành Thiên Y A Na thánh mẫu của người Việt. Tháp tây bắc thờ
cô, cậu, hai người con của bà. Ngoài ra, người Việt còn đưa bát nhang, các đồ
thờ khác, khoác xiêm y lên linh vật và tượng nữ thần Pô Inư Nưgar của người
Chăm. Có thể nói, Tháp Bà Pô Nagar là nơi hình thành, là trung tâm thờ Thiên Y
A Na quan trọng nhất, điển hình nhất của người Việt ở Khánh Hòa và miền Trung
Việt Nam.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn “Tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh
Hòa” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17687
Luận
văn bao gồm các ý chính sau:
-
Trình bày đôi nét về vùng đất Khánh Hòa và hệ thống di tích thờ Pô Nagar/Thiên
Yana ở nơi đây.
-
Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana trong đời sống tâm linh, cũng
như trong đời sống văn hóa dân gian của người dân Khánh Hòa: phân bố, tín ngưỡng,
thờ tự, các lễ hội, trong văn học dân gian và trong nghệ thuật âm nhạc dân gian
truyền thống.
- Nghiên cứu sự giao thoa văn hóa Việt-Chăm qua tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa: qua tên gọi, huyền thoại, di tích, di vật, tín ngưỡng và lễ hội. Phân tích sự tích hợp văn hóa Ấn – Chăm – Việt trong tín ngưỡng thờ Mẫu Pô Nagar/Thiên Yana.
- Nghiên cứu sự giao thoa văn hóa Việt-Chăm qua tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa: qua tên gọi, huyền thoại, di tích, di vật, tín ngưỡng và lễ hội. Phân tích sự tích hợp văn hóa Ấn – Chăm – Việt trong tín ngưỡng thờ Mẫu Pô Nagar/Thiên Yana.
-
Đề xuất việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Pô
Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa
Nhận xét
Đăng nhận xét