Triều
Tây Sơn vốn dĩ rất ngắn ngủi, tư liệu để lại ít, lại bị huỷ hoại bởi chính sách
thù địch của nhà Nguyễn. Do đó tư liệu bị mất mát, thất lạc nhiều. Bia đá,
chuông đồng thời Tây Sơn nằm chung trong tình trạng trên. Tuy nhiên chúng xuất
hiện và nằm rải rác trong dân gian, nên còn được lưu giữ đến ngày nay. Đây là
những tư liệu gốc khá tin cậy, góp phần tìm hiểu nhiều mặt về xã hội đương thời.
Bia
đá, đồng thời Tây Sơn hầu hết đã được in rập vào lưu giữ tại Trung ương và địa
phương. Tỉnh Hải Dương: 66 bia, Hưng Yên: 34 bia, Bắc ninh: 62 bia, Bắc Giang:
34 bia, Hà Đông: 31 bia, Hà Nội: 9 bia, Sơn Tây; 19 bia, Phúc Yên: 21 bia, Phúc
Thọ: 3 bia, Vĩnh Yên: 12 bia, Thái Nguyên: 5 bia, Nam Định: 6 bia, Hà Nam: 4
bia, Ninh Bình: 3 bia, Thái Bình: 2bia, Quảng Yên: 2 bia, Lạng Sơn: 1 bia,
Thanh Hoá: 3 bia và Nghệ An: 1 bia.
Bia
Tây Sơn có kích thước không lớn, trung bình 0,80x0,45m. Theo hình thức, bia Tây
Sơn gồm ba loại chính: bia dẹt (một hoặc hai mặt), bia trụ (bốn hoặc sáu mặt)
và bia ma nhai (một mặt khắc trên vách đá). Bia dẹt có trán bia hình bán nguyệt,
cùng mặt phẳng với thân bia. Bia trụ có trán bia to, trùm ra bốn phía như mái
nhà. Bia ma nhai không có trán bia và cũng không có chán bia.
Các
hình trang trí, chủ yếu được khắc trên trán bia loại bia dẹt và trên diềm bia
các loại khác.
Đề
tài trang trí trên trán bia gồm: mặt nguyệt, mặt nguyệt - rồng, mặt nguyệt -
phượng, mặt nguyệt - hoa mây, hổ phù ... Trong đó đề tài mặt nguyệt - rồng là
chủ yếu (73/118 chiếc(4). Chiếm 65%. Sau đó là đề tài mặt nguyệt - hoa mây (27
chiếc). Đề tài trang trí trên diểm bia gồm: dây leo hoa lá, hoa chanh, hoa văn
hình học, động vật, sóng nước, án thư... Trong đó chủ yếu là các đề tài về lá.
Kỹ
thuật chạm khắc trên bia Tây Sơn phổ biến là kết hợp giữa khắc nổi và khắc
chìm. Tức là trên hình khắc nổi có đường kẻ chìm. Kỹ thuật khắc nổi là đặc
trưng kỹ thuật chạm khắc bia Lê, khắc chìm là đặc trưng kỹ thuật chạm khắc bia
Mạc. Và ở đây kết hợp cả hai chìm và nổi là tiêu biểu kỹ thuật chạm khắc bia
Tây Sơn. Cùng với đặc trưng trên, cách thể hiện hoa văn trang trí cũng có mầu sắc
riêng.
Về
nội dung, bia Tây Sơn gồm các loại: bia chùa, đình miếu, văn chỉ, từ đường,
lăng mộ, cầu cống, thủy lợi, ruộng đất, hương ước, để tặng, lệnh chỉ... Trong
đó chủ yếu là bia chùa, khoảng 70% bao gồm những bia xây dựng, tu bổ chùa, cùng
việc tôn bầu hậu cho người công đức.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn “Tìm hiểu văn bia hậu thời Tây
Sơn” của tác giả Lê Văn Cường tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17718
Luận
văn có bố cục như sau:
-
Khái quát về tình hình chính trị văn hóa
xã hội thời Tây Sơn.
-
Tổng quan văn bia, sự phân bố của văn bia và đặc trưng văn bản của văn bia Hậu
thời Tây Sơn.
-
Phân tích giá trị tư liệu qua nội dung văn bia Hậu thời Tây Sơn, thể hiện ở việc
xây dựng, trùng tu các công trình văn hóa tín ngưỡng, các công trình phục vụ
phát triển kinh tế, phong tục, tập quán làng xã, tục lập Hậu trong sinh hoạt
tín ngưỡng.
-
Thông qua hệ thống 251 văn bia Hậu, cung cấp cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt
là những người quan tâm đến thời Tây Sơn danh mục 251 văn bia Hậu và 8 bài văn
bia tiêu biểu của các dạng lập Hậu được dịch thuật và chú thích đầy đủ.
-
Bước đầu đưa ra những giá trị tư liệu đích thực về lịch sử, sinh hoạt, tập tục
lập Hậu, tín ngưỡng bản địa nơi làng xã nông thôn thời bấy giờ
Nhận xét
Đăng nhận xét