Vũ
Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần
Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha
ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được
7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi
con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải
thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.
Ông
có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut
đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa
thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, đó
là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn
tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.
Nổi
tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so
sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả
chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính
quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa"
(outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc
vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất
cho đến tận cuối những năm 1980.
Tuy
thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng
lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng
kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch,
cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn
học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số
trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa
vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.
Số
đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ
số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều
nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm
đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là
Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá
của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số
đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến
năm 1986.
Bằng
ngòi bút trào phúng độc đáo của mình ,Vũ Trọng Phụng đã đặt tên cho tác phẩm của
mình là Số đỏ, nhan đề gây tiếng cười thâm thúy " số" số phận, cuộc sống,
"đỏ" sự may mắn hay sự may mắn đầy bi kịch một nghĩa ẩn ý sâu sắc
trong nhan đề tác phẩm làm nên nét kịch tính tạo sự tò mò, chú ý cho người đọc.
Thông qua nhan đề "Số đỏ"tác giả đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản
thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại
đương thời. Đồng thời nó còn gợi lên một số phận của những con người học đòi
trưởng giả mà "lai căng" cái văn hóa rởm gợi lên cái" đỏ"
may man đáng thương.Như nút thắt mở đầu tác phẩm chỉ rõ cho người đọc tính phi
lí, nực cười của xã hội đương thời đang làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn “Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng
Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ” của tác giả Choi Young Lan tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20041
Luận văn bao gồm các nội dung sau: Khái
lược về trào phúng và giới thiệu về đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào
phúng nói chung và tiểu thuyết “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Tìm hiểu
khái niệm về nhân vật trào phúng và đi sâu nghiên cứu về các tuyến nhân vật
trào phúng trong tiểu thuyết “Số Đỏ” từ nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ, đến
các chân dung nhân vật khác, cho đến nhân vật đám đông. Phân tích nghệ thuật
xây dựng tình huống trào phúng trong tiểu thuyết “Số Đỏ”, đó là các: tình huống
ngẫu nhiên, tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật, tình huống hiểu
nhầm. Trình bày khái quát về đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong
tiểu thuyết “Số Đỏ”.
Nhận xét
Đăng nhận xét