Không
chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kể từ khi nối
lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản cũng luôn là nhà tài trợ lớn
nhất cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Tính đến nay, tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã đạt
con số khoảng 2.600 tỷ yên.
Đối
với tài trợ song phương, Nhật Bản là đối tác ODA lớn nhất trong lĩnh vực nông
nghiệp. Đến nay, Nhật Bản đã tài trợ cho ngành NN&PTNT 70 dự án với tổng vốn
1,3 tỷ USD. Trong đó, 60 dự án là dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại,
hỗ trợ khẩn cấp với tổng vốn đạt trên 300 triệu USD, và 10 dự án vốn vay lớn
trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp với gần 1 tỷ USD.
Mặc
dù nguồn vốn ODA chảy vào nông nghiệp không nhiều, nhưng theo đánh giá của Bộ
NN&PTNT, nguồn vốn này đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành
trong những năm qua. Cụ thể, nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo cho người
dân nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam từ 60% vào năm 1993 xuống còn
10% vào năm 2012; với nguồn vốn ODA vay ưu đãi, hệ thống hạ tầng nông nghiệp
nông thôn, hệ thống điện, trường học, trạm y tế xã đã được cải thiện; ODA cũng
góp phần trợ giúp tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới
trong nông nghiệp. Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển ngành, hỗ trợ khoa học
và công nghệ nông nghiệp, các trang thiết bị nghiên cứu được tăng cường, nhiều
giống cây trồng vật nuôi tốt đã được nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất.
Trong
số các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút nguồn vốn ODA trong bối cảnh Việt Nam đã
trở thành nước thu nhập trung bình, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh việc tiếp tục huy
động, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA lãi suất ưu đãi, đồng thời đón đầu huy
động nguồn vốn ODA với lãi suất kém ưu đãi.
Để
thu hút ODA, Bộ NN&PTNT cũng cho biết sẽ lựa chọn những chương trình, dự án
ưu tiên theo các tiêu chuẩn ngành, vùng sinh thái và hoàn thiện cơ chế, thể chế
và bộ máy quản lý thực hiện các dự án ODA do bộ quản lý sao cho thật hiệu quả,
tạo được niềm tin với các nhà tài trợ.
Nhằm
tăng cường thu hút ODA, Bộ NN&PTNT cũng cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ
ưu tiên đầu tư ODA cho NN&PTNT vào một số lĩnh vực như hạ tầng thủy lợi và
đê điều, chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế
- xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Được
biết, đến năm 2020, Nhật Bản sẽ phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
cung cấp 110 tỷ yên viện trợ ODA cho châu Á để xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng
cao. Đối với Việt Nam, trong năm tài khóa 2016 kéo dài từ tháng 4/2016 đến hết
tháng 3/2017, Nhật Bản sẽ tăng gấp 2,5 lần nguồn viện trợ ODAlên khoảng 290 tỷ
yên.
| ||||||||||||||||||||||||
Nhận xét
Đăng nhận xét