John
Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là
nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức
luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức
năng và nguồn gốc nhà nước.
Qua
các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và
đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thể chế. Về cá nhân,
ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt
hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà
thờ, ông tách biệt các chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế
này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này
tương ứng với đúng các chức năng của nó.
Chính
những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă
khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn “Quan niệm chính trị - xã hội của
John Locke” của tác giả Nguyễn Thị Dịu tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17700
Luận
văn giới thiệu qua về thân thế và sự nghiệp của John Locke, trình bày bối cảnh
lịch sử và tiền đề tư tưởng hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John
Locke. Nghiên cứu những nội dung cơ bản
trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke (như quan niệm về con người
và quyền con người, quan niệm về quyền lực nhà nước) được thể hiện qua hai tác
phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền và Kinh nghiệm về nhận thức của con người.
Phân tích những giá trị và hạn chế trong quan niệm chính trị - xã hội của John
Locke.
Nhận xét
Đăng nhận xét