Ngân
hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Social
Policies, viết tắt: VBSP) là ngân hàng quốc doanh được thành lập theo Quyết định
131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Việc
xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng
phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng
chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước
ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc
biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.
Ngân
hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi
cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp
với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách
xã hội là 99 năm.
Ngân
hàng Chính sách Xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước Việt
Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng bằng 0%.
Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn thuế và các khoản
phải nộp ngân sách nhà nước.
Các
sản phẩm, dịch vụ
-
Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
-
Nhận tiền gửi tiết kiệm
-
Dịch vụ thanh toán ngân quỹ
-
Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
-
Phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên
-
Phát hành trái phiếu được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh.
Theo
đó, vốn và các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm:
Vốn
điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung trong quá trình
hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội được bổ sung vốn điều lệ hàng năm tương ứng
với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao.
Các
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng
tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;.
Vốn
ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) để cho
vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác.
Chênh
lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có). Vốn tài trợ không
hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và vốn khác (nếu có).
Ngoài
ra, Quyết định mới cũng sửa đổi, bổ sung quy định về chi hoạt động nghiệp vụ của
Ngân hàng Chính sách xã hội; trong đó sửa đổi mức chi trả phí dịch vụ cho tổ chức
thực hiện uỷ thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác
không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi. Theo quy định
cũ thì mức chi trả này không vượt quá 0,22%/tháng.
Cũng
theo Quyết định mới, tổng mức chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng
cho các Tổ tiết kiệm vay vốn tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu
được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Title: | Phát triển nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội |
Authors: | Trần, Thị Thu Phương |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Description: | 124 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22493 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét