Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn



Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Vị trí:  20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.


 Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình)và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc. Lạng Sơn hiện có hơn 600 di tích lịch sử, hơn 300 lễ hội truyền thống đặc sắc; đặc biệt là vào mùa xuân, có sức thu hút du khách và nhân dân.
Theo số liệu khảo sát của Sở Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn, đến năm 2003, Lạng Sơn có trên 365 lễ hội dân gian với tính chất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các lễ hội tiêu biểu như:
    Lễ hội Bủng Kham: được tổ chức vào mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm ở thôn Nà Phái, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định. Tương truyền, Bủng Kham là nơi vui chơi giải trí của thần tiên.


    Lễ hội Lồng Tồng: được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn nhất vùng với nghi lễ tín ngưỡng cầu thành hoàng và thần nông. Qua khảo sát sơ bộ của ngành văn hoá - thông tin Lạng Sơn, toàn tỉnh có khoảng hơn 200 lễ hội Lồng Tồng với quy mô tổ chức theo một thôn, bản, một xã, một khu vực hay vài xã.
    Lễ hội Pác Mòng: được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm với quy mô lớn ở thành phố Lạng Sơn. Đình Pác Mòng thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các tướng lĩnh nhà Đinh đã từng lên đánh giặc phương Bắc và dẹp loạn biên giới thời xưa. Nhiều đời sau, dân trong vùng cám ơn công lao của triều vua Đinh đã cùng nhau góp tiền của công sức, lập đình thờ phụng.
    Lễ hội Nàng Hai: được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm ở bản Nà Cạo, xã Chí Minh để cầu khấn các nàng tiên phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống yên vui.
    Lễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng thành hoàng làng gắn liền với sự tích đánh giặc, giữ làng của người Tày (Trấn Yên).
    Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa: Tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng riêng âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa, xã Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.
    Lễ hội đền Bắc Lệ là tín ngưỡng thờ Mẫu điển hình, được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước. Lễ tắm ngai diễn ra trước lễ rước.
Nhận thấy tiềm năng hấp dẫn nhu cầu của du khách, Lạng Sơn đã đẩy mạnh nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa loại hình du lịch tâm linh phát triển, mang lại nhiều giá tri, hướng tới sự phát triển bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Lạng Sơn.
Mời các bạn tìm hiểu luận văn “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” của tác giả Trần Thị Bích Hạnh tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20299
Luận văn bao gồm các nội dung: Hệ thống cơ sở lý luận về du lịch tâm linh nói chung bao gồm: khái niệm, các tiêu chí, điều kiện phát triển du lịch tâm linh. Đề tài đã đánh giá tài nguyên du lịch tâm linh vật thể, phi vật thể, phân tích vai trò của du lịch tâm linh cũng như những tác động của việc khai thác giá trị văn hóa tâm linh trong việc phục vụ phát triển du lịch tâm linh tại Lạng Sơn. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn, xây dựng một số nội dung để thực hiện thành công các giải pháp của đề tài.

Nhận xét