“Nhu
cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy”
Tác
giả: Tiêu Thị Minh Hường
Học
nghề và tìm việc làm để ổn định cuộc sống sau khi cai nghiện là nhu cầu chính
đáng và thiết thực của người sau cai nghiện. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, ở
đâu làm tốt công tác hỗ trợ học nghề, việc làm cho người sau cai thì ở đó, tỷ lệ
tái nghiện thấp. Chính vì vậy, ngay trong thời gian cai nghiện tại trung tâm,
các học viên đã được học nghề kết hợp với lao động trị liệu, lao động sản xuất
nhằm phục hồi sức khỏe. Các nghề được dạy phổ biến như: cơ khí (tiện, nguội,
gò, hàn), may công nghiệp, trồng trọt, thủ công mỹ nghệ, cắt tóc, mộc dân dụng,
tin học văn phòng, lái xe... dạy các nghề đơn giản như chế biến nguyên vật liệu,
làm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Tuy
nhiên, do sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội và do hầu hết người sau cai có trình
độ thấp, tay nghề chưa cao nên rất khó để xin được việc làm. Khắc phục hạn chế
này, tại nhiều cơ sở xã, phường, những người được giao nhiệm vụ giúp đỡ người
sau cai đã có nhiều hoạt động tích cực như: lồng ghép với các chương trình xóa
đói, giảm nghèo, tạo việc làm; xây dựng quỹ phòng, chống ma túy do nhân dân
đóng góp; đứng ra bảo lãnh, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhận đối
tượng sau cai nghiện vào làm việc... Với những người sau cai không đủ sức khỏe
và trình độ để đi làm trong các công ty, xí nghiệp thì tạo điều kiện cho họ vay
vốn, tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm để họ tự kinh doanh (ở các khu đô thị,
thành phố) và chăn nuôi, trồng trọt (ở khu vực nông thôn, miền núi)... Sau một
thời gian thực hiện, kết quả bước đầu cho thấy nhiều người đã có việc làm, ổn định
cuộc sống.
Với
nhận thức “doanh nghiệp và cộng đồng cùng dang tay giúp đỡ những người đã có một
thời lầm lỡ, tạo cho họ có cơ hội làm lại cuộc đời”, tại một số tỉnh, thành phố,
số lượng đơn vị kinh tế đã tiếp nhận, sử dụng lao động là người sau cai vào làm
việc nhưng vẫn còn hạn chế, chỉ chiếm 0,07 % số doanh nghiệp. Có nhiều tỉnh,
thành phố có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp tiếp
nhận người sau cai nghiện vào làm việc. Nhiều tỉnh báo cáo không có doanh nghiệp
nào hỗ trợ cho công tác này.
Bên
cạnh những khó khăn chung trong việc tiếp nhận người sau cai vào làm việc thì ở
một số địa phương vẫn có những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp bằng cái tâm và
trách nhiệm xã hội, hưởng ứng sự vận động của chính quyền cơ sở đang tiếp nhận
những người sau cai vào làm việc, tạo cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.
Tại
hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân, doanh nghiệp đã chia sẻ những cách làm hiệu
quả giúp sau cai nghiện nỗ lực, quyết tâm vươn lên bằng ý chí, nghị lực trở
thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, giúp người sau cai có việc làm, đoạn
tuyệt với ma túy. Nhiều đại biểu cho rằng; mặc dù việc cai nghiện ma túy khó
khăn, nhưng nếu bản thân người nghiện quyết tâm, cùng với sự giúp đỡ của gia
đình, xã hội thì hoàn toàn có thể cai nghiện thành công.
Các
đại biểu dự hội nghị cho rằng, để nhân rộng những tấm gương hỗ trợ học nghề, tạo
việc làm cho người sau cai nghiện, người cai nghiện tiêu biểu hòa nhập cộng đồng,
trước hết, các bộ, ngành địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục,
giúp đỡ nâng cao nhận thức ý chí quyết tâm từ bỏ, đoạn tuyệt với ma túy cho các
đối tượng; giáo dục, nâng cao nhận thức về bản chất của việc nghiện ma túy,
không kỳ thị người nghiện ma túy, người sau cai nghiện; chia sẻ, quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ con em mình từ bỏ ma túy.Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu
lý luận về nhu cầu, việc làm, nhu cầu việc làm, luận án đã xây dựng khái niệm
nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy và các mặt biểu hiện nhu cầu
việc làm của người sau cai nghiện ma túy qua:
nhận thức; tâm trạng; hành động, với ba tiêu chí đánh giá: cao, trung
bình, thấp.
Bằng
việc kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau, luận án đã chỉ ra thực trạng
nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy; các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến
nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy.
Luận
án đã đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục, kiến nghị nhằm nâng cao nhu cầu
việc làm của người sau cai nghiện ma túy.
Kết
quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các tổ
chức xã hội và các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, học viên sau đại học
các trường Đại học nghiên cứu về nhu cầu, nhu cầu việc làm của người sau cai
nghiện.
Nhận xét
Đăng nhận xét