Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Nhắc
đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường
Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những gì đi ngược với thiện, mỹ,
hoà, vì hai quần đảo xa xôi này đã và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp
sôi nổi giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần
một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn,
đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á.
Khi
thì bùng nổ, khi thì lắng dịu, cuộc tranh chấp này mang mọi hình thức đấu
tranh, từ đấu tranh chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực. Các quốc gia
tranh chấp cũng thay đổi tuỳ theo thời cuộc. Lúc đầu chỉ có Pháp và Trung Quốc,
tiếp sau đó, Nhật Bản và Philippin cũng nhảy vào đòi quyền lợi.
Sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, Nhật Bản bại trận rút lui khỏi cuộc tranh chấp, Pháp rời Đông
Dương, Trung Quốc thay đổi chính quyền, thì các quốc gia và vùng lãnh thổ tranh
chấp gồm Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc, Đài Loan và Philippin. Sau khi Việt Nam
thống nhất thì cuộc tranh chấp tiếp diễn giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và ba quốc gia và vùng lãnh thổ kia. Ngày nay, từ khi “Luật Biển mới” ra đời,
tầm quan trọng của 2 quần đảo tăng thêm, thì số quốc gia tranh chấp cũng tăng
theo. Malaixia và Brunây cũng đòi quyền lợi trên quần đảo Trường Sa. Với Công ước
Luật Biển mới, quốc gia nào nắm những quần đảo này không những được hưởng lãnh
hải quanh đảo mà cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh quần đảo. Tuy
nhiên, vấn đề phân chia lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa
các quốc gia chưa thực hiện được khi chưa biết hai quần đảo này thuộc về ai. Vì
vậy, vấn đề xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng quan trọng.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Nguyên tắc chiếm hữu
thực sự trong luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa” của tác giả Nguyễn Bá Diễn và Nguyễn Hùng Cường tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25052
Nhận xét
Đăng nhận xét