Hồng
ngọc, hay ngọc đỏ (tiếng Đức: Rubin, tiếng Anh: Ruby), là một loại đá quý thuộc
về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng
ngọc, các loại corundum khác được gọi là xa-phia. Màu đỏ của hồng ngọc là do
thành phần nhỏ của nguyên tố crôm lẫn trong ngọc tạo nên.
Hồng
ngọc có tên tiếng Anh là ruby, xuất phát từ ruber trong tiếng La tinh có nghĩa
là "màu đỏ". Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được
sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn.
Hồng
ngọc có độ cứng là 9,0 theo thang độ cứng Mohs. Giữa các loại đá quý tự nhiên
chỉ có moissanit và kim cương là cứng hơn hết, trong đó kim cương có độ cứng là
10 còn moissanit có độ cứng dao động trong khoảng giữa kim cương và hồng ngọc.
Công
thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α-alumina với một phần nhỏ các
ionCr3+ thay thế vị trí của Al3+ trong mạng tinh thể. Mỗi ion Cr3+ liên kết với
6 ion O2- nằm ở các đỉnh của hình tám mặt. Với cấu trúc như vậy, chúng có
khuynh hướng hấp thụ ánh sáng trong vùng từ xanh lục đến tím vì vậy cho đá có
màu đỏ. Một phô-tônđi qua cấu trúc của tinh thể chỉ trong một vài 10−12 giây và
xuất hiện hiện tượng lân quang phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,672
micromet. Màu đỏ này kết hợp với màu đỏ do hấp thụ màu xanh lục và tím từ ánh
sáng trắng làm cho ánh của ngọc sáng hơn.
Tất
cả hồng ngọc trong tự nhiên đều bị lỗi như màu tạp và các tinh thể dạng kim của
rutil.
Các
nhà nghiên cứu đá quý dùng dấu hiệu rutil để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và loại
tổng hợp hoặc loại có đặc điểm giống như hồng ngọc. Thường các loại ngọc thô cần
phải nung trước mài (cắt). Hầu hết hồng ngọc ngày nay đều được xử lý ở một mức
độ nào đó và người ta thường dùng phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, cũng có
những loại hồng ngọc không cần xử lý vẫn có giá trị rất tốt. Một số hồng ngọc
được xử lý bề mặt trên bóng sao cho khi ánh sáng phản xạ sẽ thấy được hình ngôi
sao 3 cánh hay 6 cánh, với cách này sẽ thể hiện được hình ảnh tốt nhất khi có
nguồn ánh sáng đơn chiếu vào nhìn giống như ánh sáng đang di chuyển hay viên ngọc
xoay tròn.
Theo
các nhà nghiên cứu về địa chất trên thế giới thì Việt Nam chúng ta được thiên
nhiên trao tặng cho một loại đá quý là Ruby đứng hàng đầu thế giới về độ cứng,
độ sáng, độ trong suốt và màu sắc.
Nhiều
năm trước, nước ta đã khai thác được rất nhiều viên Ruby đẹp nhưng vì ham lợi
nhuận, chúng ta đã đánh mất phần lớn tài nguyên hiếm có này. Những con buôn nước
ngoài đã qua Việt Nam mua rất nhiều và xuất khẩu ra các nước khác với mức giá
không đúng với giá trị thật của Ruby.
Hiện
nay, đá Ruby có xuất xứ từ Nghệ An và Yên Bái được cư dân khai thác rất hiếm
khi tìm được những viên đẹp mà có giá trị lớn nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét