Nghiên cứu về việc bảo tồn xã Đường Lâm, tỉnh Hà Tây



Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.


Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây[4], trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.


Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Nằm cách Hà Nội 50 km về phía Tây Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.
Một trong những việc làm thiết thực trong quá trình triển khai lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xã Đường Lâm, song song với việc tổ chức các nhóm nghiên cứu chuyên môn, Ban điều hành dự án quy hoạch đã tổ chức những cuộc họp với sự có mặt của đại diện chính quyền các cấp tại địa phương và đại diện nhân dân các thôn ở xã Đường Lâm. Những cuộc họp như vậy vừa để báo cáo tình hình triển khai việc lập dự án quy hoạch tổng thể, tranh thủ lấy ý kiến của các cấp chính quyền và đại diện nhân dân địa phương, vừa để công khai hóa việc làm quy hoạch, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương và các cấp chính quyền hiểu rõ quá trình làm quy hoạch và tiến độ của quy hoạch đồng thời để nhân dân trong xã và chính quyền địa phương tham gia tích cực vào quá trình lập quy hoạch hiện nay và thực hiện nội dung quy hoạch trong tương lai. Đây là một việc làm rất cần thiết, những tác động của quá trình đô thị hóa làm biến đổi diện mạo của các làng cổ đã được đặt ra và thảo luận, đại diện của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương càng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nguyên vẹn các giá trị của làng cổ để từ đó tham gia tích cực hơn và công tác vận động thuyết phục nhân dân giữ gìn các di sản của tiền nhân để lại. Qua các cuộc hội thảo nhiều vấn đề cũng đã được nhân dân và chính quyền địa phương kiến nghị như việc bảo tồn các văn bản Hán Nôm.


Một vinh dự lớn đối với Đường Lâm, nhờ sự cố gắng của Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây, trong năm 2005 làng cổ ở Đường Lâm đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Việc xếp hạng di tích không chỉ là sự vinh danh của di sản mà còn là cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản…..
Mời các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn có cùng chủ đề “Nghiên cứu về việc bảo tồn xã Đường Lâm, tỉnh Hà Tây” của tác giả Nagumo Ichiro tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24247

Nhận xét