Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây kinh giới ở Việt Nam



Kinh giới, kinh giới rìa hay kinh giới trồng (tên khoa học: Elsholtzia cristata) là loài cây thảo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), là một loại rau thơm và cây thuốc.


Kinh giới có thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30 – 50 cm. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành. Cây chứa tinh dầu có vị cay, đắng, mùi thơm.
Kinh giới mọc ở khu vực đồi núi, đất bỏ hoang, với địa hình nhiều nắng, bờ sông suối hay trong rừng; ở cao độ 0-3.400 m. Có tại Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (ngoại trừ các tỉnh Thanh Hải và Tân Cương), Việt Nam. Nó cũng được du nhập vào châu Âu và Bắc Mỹ.


Tại Việt Nam, kinh giới được trồng ở nhiều nơi, thường được ăn sống.
Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây dùng làm thuốc chữa bệnh (lấy cả cây trừ rễ). Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.
Mời các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây kinh giới ở Việt Nam” của tác giả Trần Phúc Đạt tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17735

Nhận xét