Họ Đỉnh tùng (danh pháp khoa học: Cephalotaxaceae) là một
nhóm nhỏ các loài thực vật quả nón, với 3 chi và khoảng 20 loài, có quan hệ họ
hàng gần gũi với họ Thanh tùng (Taxaceae), và được một số các nhà thực vật học
gộp chung vào họ này. Các loài trong họ Đỉnh tùng có phạm vi phân bổ hạn chế
trong khu vực miền đông châu Á, ngoại trừ hai loài phỉ thuộc chi Torreya được
tìm thấy ở tây nam và đông nam Hoa Kỳ; với các chứng cứ hóa thạch chỉ ra rằng họ
này đã từng có sự phân bổ rộng hơn trong thời kỳ tiền sử tại Bắc bán cầu.
Các
khác biệt giữa họ Đỉnh tùng và họ Thanh tùng nghĩa hẹp (sensu stricto) là: từng
có sự phân bổ rộng hơn trong thời kỳ tiền sử tại Bắc bán cầu. Các khác biệt giữa
họ Đỉnh tùng và họ Thanh tùng nghĩa hẹp (sensu stricto) là:
Họ Taxaceae Cephalotaxaceae
Áo hạt Bao phủ
một phần hạt Bao phủ toàn bộ hạt
Thời
gian phát triển 6-8 tháng 18-20 tháng
Độ
dài hạt trưởng thành 5-8 mm * 12-40 mm
*: Tới 25 mm ở chi Austrotaxus.
Họ này bao gồm các loại cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có
nhiều cành. Lá của chúng thường xanh, sắp xếp theo vòng xoắn, thường vặn xoắn lại
tại gốc lá để xuất hiện theo kiểu hai hàng lá. Lá có hình dáng từ thẳng tới mũi
mác, có màu xanh lục nhạt hoặc có các dải khí khổng trắng trên mặt dưới.
Các loài trong họ hoặc là đơn tính cùng gốc hoặc là đơn
tính cận khác gốc hay đơn tính khác gốc. Các nón đực dài khoảng 4-25 mm và phát
tán phấn vào đầu mùa xuân. Các nón cái bị thoái hóa, với 1 hoặc một số lá noãn,
và một hạt trên một lá noãn. Khi hạt phát triển đầy đủ thì lá noãn cũng phát
triển thành một dạng áo hạt nhiều thịt, bao phủ toàn bộ hạt. Áo hạt phát triển
đầy đủ thuộc loại mỏng thịt có màu lục, tía hay đỏ, mềm và có chứa nhựa. Mỗi lá
noãn nằm rời rạc, vì thế nón cái phát triển thành một cọng ngắn với một hay vài
hạt trông tựa như một loại quả mọng. Chúng có lẽ bị chim hay một số loài động vật
khác ăn để sau đó phát tán phần hạt cứng không bị phân hủy, nhưng cơ chế phát
tán hạt trong họ này hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Mời các bạn tìm hiểu luận văn “Nghiên cứu thành phần hóa
học của cây Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu
Hà tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20346
Nhận xét
Đăng nhận xét