Từ
hơn mười năm nay, hình thức du lịch thiền (zen tourism, spiritual tourism) đã
phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có truyền thống Phật giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan…
Ở
Việt Nam, mấy năm gần đây loại hình du lịch này cũng bắt đầu được chú ý bởi nhiều
du khách trong nước và được xem là có tiềm năng để thu hút khách quốc tế.
Khái
niệm du lịch thiền bắt đầu được biết đến rộng rãi từ năm 2002, sau khi World
Cup được tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong thời gian diễn ra giải bóng đá
lớn nhất hành tinh này, chính quyền Seoul kêu gọi các nơi cung cấp chỗ ở cho du
khách và được nhiều nơi, trong đó có chùa Mihwangsa (cách thành phố Seoul khoảng
300km về phía tây nam) hưởng ứng.
Từ
đó, xu hướng “lưu trú ở đền chùa” (templestay) được phát triển ngày càng rộng
rãi ở Hàn Quốc. Giờ đây, mỗi ngày tại chùa Mihwangsa luôn có hàng chục du khách
Hàn Quốc và khách quốc tế lưu trú.
Sau
những buổi tịnh tâm, du khách có thể đi ngoạn cảnh, tìm hiểu văn hóa và thưởng
thức trà, chiêm ngưỡng các kiến trúc tôn giáo hay tham gia hoạt động công quả ở
chùa, đàm đạo cùng các nhà sư... Ngoài việc cân bằng lại đời sống tinh thần,
tham gia chương trình này du khách còn có dịp mở rộng tầm nhìn về khía cạnh văn
hóa của nước sở tại
Hiện
nay, nhu cầu tham dự các chương trình du lịch mang tính thiền tại các nước phát
triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... là rất lớn. Trong khi đó, mới chỉ có một
vài quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan quan tâm phát triển
loại hình du lịch này. Đây chính là một điều kiện rất thuận lợi về nguồn khách
quốc tế đối với Việt Nam
Bên
cạnh đó, Việt Nam cũng có nguồn khách nội địa rất lớn cho phát triển du lịch
thiền. Ngày càng có nhiều khách du lịch đặc biệt là cư dân của các thành phố lớn,
các trung tâm công nghiệp thương mại, có nhu cầu muốn tham gia vào các hoạt động
Thiền nhằm giải tỏa bớt những căng thẳng của cuộc sống công nghiệp hóa, đô thị
hóa. Bởi thế mà tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các
quán Cà phê Thiền (Zen Café), Trà Thiền (Zen Tea), Công viên Thiền (Zen Park),
hay các Zen spa trong một số khách sạn lớn luôn thu hút được một lượng rất đông
khách tham gia thường xuyên.
Hy
vọng trong tương lai, du lịch thiền Việt Nam sẽ được quan tâm nghiên cứu chuyên
sâu để có thể phát triển đúng hướng, làm sao vừa tận dụng được những thế mạnh sẵn
có về tài nguyên, về môi trường vừa tạo nên những sản phẩm du lịch thiền mang đặc
trưng của Việt Nam, thể hiện dấu ấn văn hóa thiền Việt Nam. Đây là một trong những
cách góp phần làm phong phú thêm các loại hình sản phẩm du lịch của Việt Nam, đồng
thời cũng là cách để giới thiệu những nét đặc trưng của văn hóa, con người Việt
Nam với thế giới
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn “Nghiên cứu các điều kiện để phát
triển du lịch thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Lan tại
đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17714
Nhận xét
Đăng nhận xét