Nhà
Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝
/ Tây Sơn triều) là triều đại tồn tại từ 1778 đến 1802, được thành lập trong bối
cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo cách gọi
của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây
Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn
Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra,
"Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp
Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.
Triều
đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành
một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất lãnh thổ và
thành lập nhà Nguyễn. Đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là "giặc phản
loạn" nên sau này nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những chứng
tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người dân mộ mến vẫn ghi nhớ công
lao và lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây
Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được
coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là
người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước
Khởi
phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng,
ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại
Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn
của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây
Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ
nên dân gian có câu:
"Binh
triều là binh Quốc phó
Binh ó là binh
Hoàng tôn"
Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ
những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa
như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu
thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy
của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu:
"Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo". Điều đó được các giáo sĩ Tây
Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans
l’Empire d’Annam trích dẫn như sau:
"Ban ngày
họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ
không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa
mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây
tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người
nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp
đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..."
Những năm đầu tiên, lực lượng của nghĩa quân còn yếu,
nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng. Bấy giờ có người trí thức là Huyền
Khê dâng tiền giúp, phú nông là Nguyễn Thung ra sức khuyến dụ mọi người gia nhập
nghĩa quân.
Năm 1773, Nguyễn Nhạc tự xưng là Đệ nhất trại chủ, cai quản
hai huyện Phù Ly, Bồng Sơn, Nguyễn Thung xưng là Đệ nhị trại chủ, Huyền Khê
xưng Đệ tam trại chủ, coi việc quân lương.
Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi
nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được
phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.
Năm
1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tương truyền Nguyễn
Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ
Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài
tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu
nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài
chính cho Tây Sơn.
Sau
khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát
vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn có cùng chủ đề “Nghĩ lại về thời
đại Tây Sơn” của tác giả Dutton George tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23951
Nhận xét
Đăng nhận xét