Văn
hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị đặt
cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn tỉnh An
Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng
sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7.
Óc
Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor
Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất
cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại
trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông
cùng với Trung Quốc.
Vào
thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực
hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt
chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
Tên
gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó
Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy
không gian của văn hóa Óc Eo có thể vươn rộng ra Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền
Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn... (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp).
Nhà
địa lý Hy Lạp là Claudius Ptolemaeus đã sang phương Đông hồi đầu kỷ nguyên Tây
lịch bằng đường thủy, đã tả một nơi mà ông gọi là Kattigara mà đa số người
trong giới học giả đoán là Óc Eo nhưng R.A. Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả
với khung cảnh Bình Trị Thiên và thấy rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên
mà không phù hợp với Óc Eo (Tạp chí Hán học, Bắc Kinh, 1947)
Ngày
27 tháng 9 năm 2013, khu di tích Óc Eo-Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam công nhận là "Di tích Quốc gia đặc biệt" theo Quyết định số
1419/QĐ-TTg.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Không gian văn hóa
Óc Eo-Ba Thê dưới góc nhìn địa-khảo cổ học” của tác giả Phạm Đức Mạnh tại đường
link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25113
Nhận xét
Đăng nhận xét