Lớp
Thú, còn gọi là Động vật có vú, hiện nay giữ địa vị thống trị trong số các Động
vật có xương sống, bao gồm những động vật có màng ối phát triển hoàn hảo nhất.
Chúng có nhiều đặc điểm tiến bộ trong cấu trúc cơ thể như bộ răng phân dị, các
giác quan được hoàn thiện, đặc biệt là các cơ quan của hệ thần kinh trung ương
và sự có mặt của nhau thai.
Khác
với Chim và Bò sát, tất cả Thú thuộc loại đẻ con. Phôi phát triển trong tử cung
của cá thể mẹ, được bao bọc bởi màng phôi.
Thú
gồm các động vật máu nóng nên cuộc sống của chúng ít bị phụ thuộc vào các điều
kiện khí hậu hơn so với Bò sát. Chúng sống trên khắp Trái Đất và chiếm lĩnh tất
cả các sinh cảnh có khả năng sống được.
Thú
thường có thân dài, được nâng cao trên 4 chân. Giữa đầu và mình đó có cổ rõ
ràng, phía sau có đuôi tách riêng chứ không liền khối với mình như ở đa số động
vật Bò sát. Da của Thú có nhiều tuyến da khác nhau, đặc biệt là tuyến sữa. Đa số
Thú có lông mao phát triển từ lớp ngoài cùng của da. Sự thay lông xảy ra theo
chu kỳ, thường 2 năm một lần. Nhiều Thú cũng được trang bị sừng như móng, vuốt,
vẩy sừng
Bộ
xương Thú rất đa dạng và phức tạp, tuỳ thuộc vào cách sống và môi trường sống.
Trong
việc nghiên cứu hoá thạch Thú người ta chú ý nhất đến cấu tạo sọ, răng và các
chi, đó là những bộ phần phản ánh rõ nhất môi trường sống của chúng. Số lượng
xương cấu tạo nên sọ Thú ít hơn so với Bòa sát. Một số xương gắn kết với nhau bởi
những đường khâu bất động, một số khác chỉ gắn liền với nhau sau khi con vật ra
đời khá lâu. Sọ khớp với cột sống nhờ 2 lồi cầu chẩm, vì vậy Thú có thể cử động
trên mặt phẳng thẳng đứng. Hàm dưới chỉ gồm 1 xương răng, xương này gắn kết với
xương vẩy của sọ. Các xương vuông và xương khớp biến đổi thành các xương tai.
Các chi của đa số Thú có 5 ngón, nằm ở phía dưới thân. Nhưng để thích nghi với
các kiểu di chuyển khác nhau (chạy, nhảy, bơi) các chi của Thú bị biến dạng khá
nhiều.
Bộ
răng của Thú phân dị, gồm các răng cửa hình lưỡi tràng dùng để cắt thức ăn, các
răng nanh hình nón nhọn để cắn xé mồi và các răng hàm dùng để nghiền thức ăn.
Trong số các răng hàm có loại răng hàm nhỏ có thể thay một lần và các răng hàm
lớn không thể thay được. Thú phát sinh từ động vật Bò sỏt dạng thú.
Vào
Trias muộn đã xuất hiện những đại diện Thú đầu tiên, đôi khi chúng được gộp lại
thành nhóm Thú nguyên thuỷ (Theria). Trong Jura và Kreta, số lượng Thú chưa
đông. Từ đầu Paleogen chúng đã phát triển đa dạng và hiện nay trở thành nhóm động
vật thống trị Trái Đất, có tổ chức cao nhất. Hóa thạch Thú có mặt trong trầm
tích có tuổi từ Kreta tới nay.
Ngoài
ý nghĩa địa tầng, chúng còn có ý nghĩa lớn trong khảo cổ học, đặc biệt trong
lĩnh vực nghiên cứu lịch sử phát sinh và tiến hóa loài Người.
Nhận xét
Đăng nhận xét