Hóa thạch Mang lỗ



Tên gọi Mang lỗ từ được Grant (1836) sử dụng đầu tiên để mô tả những động vật thuộc nhóm Bọt biển. 



Động vật Mang lỗ sống chủ yếu trong biển, thuộc loại bám đáy.
Trong cơ thể động vật Mang lỗ không có cấu trúc nào tương ứng với các cơ quan của động vật cấp cao hơn. Thay vào đó, chúng có nhiều kiểu tế bào đảm trách các chức năng khác nhau để phát triển và duy trì sự sống: Ví dụ, ở Bọt biển có các loại tế bào như tế bào vách, tế bào cổ lọ, tế bào mang lỗ, tế bào gai xương v.v.. 


Động vật Mang lỗ có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính. Chúng phân bố rộng rãi trên thế giới, từ vùng địa cực cho tới các vùng xích đạo, chủ yếu trong môi trường biển nông ở các vùng ven bờ và thềm lục địa trên dưới 100m; tuy nhiên cũng có những loài thuộc Lớp Bọt biển sừng tìm thấy ở độ sâu 8.840m.
Các đại biểu cổ nhất được phát hiện trong đá Tiền Cambri thượng. Đến nay đã phát hiện khoảng trên 12.000 loài, trong số đó có khoảng 150 loài sống trong nước ngọt.

Nhận xét