Vào
mỗi độ xuân về mọi người đều náo nức đến chùa thành tâm khấn nguyện, cầu mười
phương chư Phật gia hộ gia đình luôn sống trong bình an. Cũng từ đó những người
con Phật lại đi quá xa với vấn đề cầu an, thay vào đó những tập tục của thế
gian tin vào những ngôi sao chiếu mệnh nên lo sợ, may hay rủi trong năm mới nên
tìm cách để cầu nguyện rủi ro ra đi, tốt đẹp lại đến. Từ những mong ước trên nảy
sinh ra tục dâng sao giải hạn.
Tục
dâng sao giải hạn có mặt trên đất nước ta từ hằng bao thế kỉ và con người đã ăn
sâu vào tiềm thức, nên mỗi năm vào dịp đầu xuân nhà nhà cúng sao giải hạn khi
có ai trong gia đình gặp phải ngôi sao xấu, hạn không tốt. Họ cho rằng khi cúng
như vậy thì sao xấu đó sẽ biến thành sao tốt và sống yên tâm hơn. Từ nguyên thủy
tục cúng này chỉ có trong các gia đình, nay trong một số chùa đầu năm cũng ghi
danh sách các gia đình Phật tử để làm lễ dâng sao giải hạn, với việc làm này
nhiều người đã thắc mắc dâng sao giải hạn có trong giáo lý nhà Phật không? Dâng
sao giải hạn như vậy có thể làm suy thoái lòng tin đến với đạo pháp không?
Trước
hết, trong giáo lý nhà Phật không có nghi thức cúng dâng sao giải hạn nhưng có
nghi thức cúng cầu an vào đầu năm. Sở dĩ trongs nhà chùa có làm lễ cầu an đầu
năm cho Phật tử với mong ước gia đình quý Phật tử được an lạc hạnh phúc, nhưng
khi làm lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì
theo để cuộc sống được bình an hơn, rồi cúng Mông Sơn Thí Thực, phóng sanh,
phóng sanh đăng.
Danh
sách được ghi để cầu an đó phải đến chùa cùng tụng niệm, cùng nhất tâm hướng
thiện. Còn cầu an mà chỉ ghi danh rồi giao phó chùa nhà chùa cứ đọc tên thì chẳng
có lợi gì. Trong kinh Địa Tạng đức Phật dạy, tụng kinh hay làm bất cứ một việc
gì để hồi hướng cho người thân (đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh) thì người được
hướng đến chỉ nhận được 30% còn người xướng lên làm hoặc đang tụng niệm đó hưởng
phước đến 70%. Cho nên khi cầu an hay cầu siêu đòi hỏi người nhà phải có mặt
cùng cầu nguyện để mong sự hữu ích và thiết thực hơn.
Cầu
an là một công việc rất hữu ích vì đó cũng là phương tiện dẫn dắt con người đến
chùa trì tụng những gì đức Phật dạy để thực hành, khi tụng: thân, miệng, ý
thanh tịnh và đưa lời dạy của Thế Tôn vào sâu trong tâm khảm để hành trì theo lời
dạy đó.
Những
lời đức Thế Tôn dạy luôn khiến con người bỏ ác làm lành; nếu đã làm ác thì nay
không làm, nếu đã làm thiện phải cố gắng làm thêm, và đã làm thiện ngày càng
phát huy hơn nữa. Với thiện nhân đã được gieo xuống chắc chắn sẽ nhận được các
quả vị tốt đẹp ngọt ngon. Không gieo trồng, hay vẻ người ta trồng giúp trên đất
của họ, giống của họ thì mình chẳng có hái được cái gì.
Thật
vậy nhân quả rõ ràng, không thể một người gieo nhân người khác gặt quả, chuyện
đó thật phi lý.
Trong
kinh Pháp cú Đức Phật dạy:
Ý
dẫn đầu các pháp
Ý
làm chủ, ý tạo;
Nếu
với ý ô nhiễm,
Nói
lên hay hành động,
Khổ
não bước theo sau,
Như
xe chân vật kéo.
Hay
Ý
dẫn đầu các pháp
Ý
làm chủ, ý tạo;
Nếu
với ý thanh tịnh,
Nói
lên hay hành động,
An
lạc bước theo sau,
Như
xe chân vật kéo.
Như
bóng không rời hình.
Mình
con nhà Phật luôn phải tin theo nhân quả, vì nhân quả nói lên sự thật việc làm
thật mà hằng ngày mình đã gieo. Gieo nhân gì gặt quả đó, không thể gieo hạt
xoài mà gặt quả cam. Nhưng từ nhân tới quả phải có duyên kết hợp vì một nhân
chưa chắc đã thành quả, duyên là điều kiện cần và đủ để quả hình thành.
Một
nhân không phải cho ra một quả mà nó cho ra rất nhiều quả, ví như gieo hạt xoài
qua thời gian chăm bón cây xoài sẽ cho ra trái xoài nhưng rất nhiều trái và cây
đó sống rất nhiều năm lại cho ra vô số trái, thì việc làm thiện hay ác cũng vậy.
Khi tạo một nhân bất thiện làm cho người khác đau khổ hoặc chết, không những
cái thân họ đã ôm hận với đối tượng làm mà kéo theo gia đình, vợ chồng, con
cái, ông bà, bà con lối xóm nữa.
Những
người này không chỉ đau khổ một lần rồi hết mà kéo dài nhiều năm, nhiều tháng
khi nhớ lại ngày người chết họ cúng, cái cúng đó mục đích để tưởng nhớ lại người
quá vãng năm xưa đã làm gì và sống sao, nhắc lại câu chuyện đó nhưng người chết
không còn sống, họ thấy luyến tiếc và đau khổ, như vậy họ sẽ nghĩ tới người đã
gây ra cái chết người thân. Vậy cái khổ đó không chỉ một lần là chấm dứt mà kéo
dài miên miễn. Nhân thiện cũng vậy khi tạo nghiệp lành họ sẽ vui và có sự vui
lây.
Mình
là con nhà Phật mình sẽ tin vào nhân quả nghiệp báo. Hằng ngày phải sống thế
nào, làm thế nào để đêm về không lo sợ, không thao thức, sống an lạc, vững chải,
chánh niệm. Muốn được như vậy thì phải thọ trì trai giới, giữ giới thanh tịnh
luôn tin vào nhân quả chắc chắn luôn luôn bình an.
Dâng
sao giải hạn như trên đã nói không có trong giáo lý nhà Phật đó là tập tục truyền
thống của dân gian. Nhưng tại sao lại đưa vào nhà chùa để làm lễ dâng sao giải
hạn. Đúng thật trong Phật giáo không có nghi thức này nhưng tùy vào quốc độ tùy
vào căn cơ của mỗi chúng sanh nên phương tiện để hướng dẫn Phật tử đến chùa tu
tập nên việc đó được coi như là một phương tiện để độ chúng sanh, nhưng phải
làm cách nào để hợp pháp thì mới đúng với đạo lý, còn làm theo như thế tục thì
việc đó không thể.
Chúng
tôi thấy có một số chùa khi Phật tử tới nhờ làm lễ dâng sao giải hạn, quý Thầy
ghi danh nhưng buổi lễ đó được thực hiện như một nghi thức cầu an là tụng kinh
lễ Phật, rồi cúng Mông Sơn Thí Thực, phóng sanh. Còn cúng theo nghi thức thế
gian của những ông Thầy cúng điều đó không đúng.
Tại
sao chúng ta có thể cầu an, cầu an hay cầu siêu cũng thế thôi để giúp người an
tâm hơn, yên trí để lo tu tập và làm việc, vì có nhiều người nghe sao hạn xấu lại
lo sợ, buồn bã, chán nản,... và không làm được gì cả hoặc sống một cách bi quan
vì tôi làm gì tôi cũng bị như thế, như thế. Nên đó là một phương tiện nếu có thể
làm để người ta yên tâm thì làm chứ đừng vì mục đích gì khác.
Vì
đạo Phật là "tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên", những việc làm
đó nên làm cho những người sơ cơ chưa hiểu biết và chưa tin Phật pháp lại cố chấp
theo lời ông bà, cha ông để lại thì phương tiện thiện xảo khéo dụ dẫn người ta
để đi đến đạo pháp và dẫn lần cho họ biết tin vào nhân quả và nghiệp báo.
Những
người đã trở thành Phật tử chân chánh thì không nên tin vào những chuyện đó, và
không nên làm những việc đó. Phải luôn luôn thấu hiểu và áp dụng về nhân quả
nghiệp báo, nghiệp chứ không phải là định mệnh hay số mệnh như câu trong Kiều:
"Bắt
phong trần phải phong trần
Cho
thanh cao mới được phần thanh cao"
Từ
nhân đưa đến quả là qua quá trình duyên, nghiệp là hành động có tác ý, khi tạo
một cái gì đó được gọi là nghiệp không phải chúng ta sẽ nhận quả báo như thế.
Tùy theo ý thức khi tạo nghiệp và hành động tiếp theo đó, nghiệp thì có nghiệp
thiện và nghiệp ác, nếu như ta lỡ tạo nghiệp bất thiện nhưng chúng ta biết ăn
năn hối cải, sám hối việc đã làm thì quả báo sẽ khác, còn chúng ta tạo ra rồi
mà dững dưng không lo sợ, không ăn năn thì quả báo sẽ khác.
Ví
dụ, khi sân hận không kềm chế được lòng nên đã đánh họ trọng thương kết quả thế
nào? Sẽ có hai phương án tiêu biểu: nếu chúng ta không lo sợ việc làm đó hoặc
chúng ta cậy nhờ vào quyền lợi kết quả sẽ sao khi đối tượng mình gây ra cũng chẳng
kiên nể, hậu quả ... cả đời không nhìn thấy nhau. Ngược lại mình thấy hành vi của
mình thô lỗ, xấu xa, mình đến xin lỗi mong người ta tha thứ, lại luôn luôn quan
tâm bệnh tình người đó một cách chân thành kết quả nhiều lúc thành bạn bè thân
thiết.
Cuộc
đời là vô thường, vạn pháp là vô ngã nên không có gì là vững chải bền lâu, tất
cả đều được chi phối theo luật vô thường nên nghiệp cũng không phải không chuyển
được mà "tu là chuyển nghiệp" như thế người ta mới lo tu. Mình là con
Phật phải hiểu rõ điều đó, sợ nghiệp nặng, sao xấu, hạn không may thì lo tu, niệm
Phật thật nhiều, sám hối thật nhiều, bố thí cúng dường thật nhiều lúc đó khỏi cần
sao xấu sao tốt lúc đó "thong dong tất dạ rứa mà vui".
Mời
các bạn tìm hiểu bài viết cùng đề tài “Dâng sao giải hạn không phải giáo lý nhà
Phật”
Tác
giả: Quảng Tịnh
Nhận xét
Đăng nhận xét