Lo
âu là một trạng thái nghiêm trọng trong đó bệnh nhân luôn luôn tưởng chừng như
một tình huống nguy hiểm nào đó tuy mơ hồ đáng là một phản ứng cảm xúc đau đớn,
diễn tả một trạng thái bệnh lý về tâm lý đối với bệnh nhân.
Trạng
thái này xuất hiện trong thời gian bệnh nhân bị một bệnh thức thể hay tâm thần,
có đôi lúc xuất hiện dưới dạng cơn kịch phát, bồn chồn, cần phải được giải quyết.
Cơn
lo âu xảy ra rất đột ngột, cường độ tăng nhanh kèm theo các dấu hiệu về tâm lý
và tâm thần.
Trạng
thái này xuất hiện không do ảnh hưởng của bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu
phổi, các bệnh tim mạch khác, các bệnh chuyển hóa và nội tiết.
Do
các áp lực trong cuộc sống quá căng thẳng, người bệnh cảm thấy bất an, không
yên tâm trong cuộc sống hay khi làm bất cứ công việc gì.
Nhu
cầu của người cao tuổi là vấn đề rất cần thiết và phải được quan tâm chẳng hạn:
Mong muốn được sống lâu mặc dù họ biết đã
cao tuổi và cái chết đang chờ bên cạnh họ do bệnh tật, lão hóa.
Hay nhắc đến quá khứ, nhớ lại những chuyện
xảy ra đã lâu. Họ hay hồi tưởng đằng sau cuộc sống của họ.
Mong muốn có bè bạn, tình cảm mọi nơi và
trong bữa ăn, đê được trao đổi, cười đùa với nhau.
Ít khi người già muốn ngồi trong nhà một
mình, họ cho rằng khi đóng cửa phòng lại là họ sẽ mất hết cám giác đối với môi
trường xung quanh. Nêu như vậy. họ sẽ bị tách ra khỏi môi trường vật chất và
tinh thần, đối với mọi vật và mọi người.
Khi tách họ ra khỏi môi trường xung quanh
thì họ coi như họ dã bị tước hết quyền hiểu biết về mọi vật so sánh, chọn lọc,
phân tích và diễn xuất, ý nghĩa. Từ đó họ không có một cách đối xử hay một vị
trí thích hợp trước mọi trường hợp, điều mà họ vô cùng mong muốn.
Khi tách họ ra khỏi môi trường hiểu biết,
là chính ta đã xóa bỏ quyền tự quyết của họ, quyền sống của họ, sự cộng hưởng của
họ với xung quanh. Làm như vậy họ không còn bản chất con người nửa. Khi bị phản
đối một điều gì người cao tuổi rất nhạy cảm và tủi thân, họ coi đó là một sự
xâm phạm thô bạo đối với họ.
Chính vì thế ta phải quan tâm đến người cao
tuổi hơn, tạo cho họ sự lạc quan yêu đời, một sức khỏe để cuộc sống họ có chất
lượng. Ví dụ cho họ kính đeo mắt thích hợp để nhìn rõ, bộ răng giả để nhai thức
ăn, giúp họ cắt móng tay, cắt tóc, máy tăng thính.
Giữ độ ấm trong phòng nhưng vẫn phải đảm bảo
thoáng khí mát mẻ, luôn luôn hỏi ý kiến của họ trước khi làm việc gì.
Khi can thiệp vào thân thể họ, tránh các chấn
động tâm thần, cách cư xử thô bạo, mà chỉ cương quyết khi cần thiết.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn có cùng chủ đề “Lo âu của người
cao tuổi ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn
Thị Huệ tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33935
Nhận xét
Đăng nhận xét