Khoa
bảng (科榜) là cái bảng danh dự,
liệt kê tên họ các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được
tuyển chọn làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa bảng là tĩnh từ
để chỉ những người đỗ đạt này. Thí dụ: "Gia đình khoa bảng" là gia
đình có học, có người trong họ đỗ đạt cao trong những kỳ thi cử do triều đình tổ
chức và chấm khảo.
Các
sách xưa dùng chữ Nho dạy Nho giáo cho thí sinh dự các kỳ thi Hương, thi Hội gồm
có: Nhất thiên tự, Sử học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh
đạo gia huấn, Tam tự kinh và bộ sách giáo khoa là Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại
học và Trung dung), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh
Xuân Thu). Nhiều nho sĩ còn đọc thêm cả bách gia Chu Tử, các sách Phật giáo, Đạo
giáo nữa. Khối lượng sách học thật là đồ sộ, lại phải học thuộc lòng và hiểu
đúng nghĩa nên nho sinh mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan. Cực khổ
nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang
theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành.
Cùng
với việc thiết lập trường Quốc Tử Giám vào năm 1803 ở ngay Kinh thành Huế, triều
Nguyễn cũng tổ chức các khoa thi Hương, Hội, Đình để tuyển chọn nhân tài phục vụ
đất nước.
Thời
vua Tự Đức, kỳ thi Hương cho ngành văn được tổ chức vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu;
kỳ thi Hội tổ chức vào các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất. Trong đó, kỳ thi Hương được
tổ chức tại 7 trường, gồm: Thừa Thiên, Nghệ An, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa,
Bình Định, Gia Định. Kỳ thi Hội nguyên có ba trường, sau cải thành bốn trường.
Vào
thời nhà Nguyễn, những người tham gia kỳ thi Đình do vua ra đề và chấm thi, người
đỗ đầu không được gọi là trạng nguyên mà chỉ được xướng danh là Đệ nhất giáp tiến
sĩ.
Theo
sách Khâm định Đại nam hội điển sự lệ, triều Nguyễn rất hậu đãi những người đỗ
đạt tiến sĩ. Ngoài việc tổ chức lễ truyền lô (xướng danh tiến sĩ) tại điện Thái
Hòa, các tân tiến sĩ sẽ được tham dự yến tiệc, ban thưởng áo lụa vàng bạc, dạo
phố vinh quy và ban chức quan. Các tiến sĩ được khắc tên vào văn bia dựng ở Văn
Miếu để lưu danh thiên cổ.
Theo
sách Khâm định Đại nam hội điển sự lệ, dưới triều vua Tự Đức vào năm 1853, một
lễ truyền lô được cử hành tại Ngọ Môn. Lễ rất long trọng, khi nghe tiếng súng lệnh,
các quan văn võ phải tập trung trước Ngọ Môn cùng với tân tiến sĩ để nghe quan
nội các đọc danh sách tân tiến sĩ ghi trong hoàng bảng. Sau khi lễ vua 5 lạy,
các tân tiến sĩ sẽ cùng với thị vệ, bính lính rước hoàng bảng ra niêm yết tại
Phu Văn Lâu trong tiếng mừng của ban nhã nhạc.
Sau
3 ngày, hoàng bảng sẽ được giao cho Quốc Tử Giám cất giữ, bảng Phó bảng giao
cho Bộ Lễ lưu giữ.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Các nhà khoa bảng
trong bộ máy nhà nước Triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23990
Nhận xét
Đăng nhận xét